Với nhiều mẹ, việc cai sữa cho con không chỉ là “cuộc chiến” về mặt thể chất mà còn là một thử thách về mặt tinh thần. Nhiều mẹ rất sốt ruột khi con quấy khóc vì không được bú nên đã quyết định cho con bú lại và lần cai sữa mẹ nào cũng như vậy. Tâm lý của mẹ khi cai sữa cho conhết sức phức tạp nhưng nếu mẹ biết tiết chế và điều chỉnh thì đó không phải là rào cản trong quá trình bạn cai sữa cho con mình.
Hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bé bú lại bất cứ lúc nào
Một trong nhữngtâm lý của mẹ khi cai sữa cho con là bạn phải luôn chuẩn bị cho bé bú lại bất cứ lúc nào. Khi cai sữa bé sẽ quấy khóc, chán ăn, thậm chí nhiều bé còn bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này nên nhiều mẹ đã phải cho bé bú lại trong thời gian cai sữa cho bé. Nếu bé đòi bú, bạn có thể kiềm chế sự sốt ruột của mình lại, giãn các bữa bú trước đây của bé và cho bé ăn thêm nhiều bữa phụ để bé quên đi việc ti mẹ. Hoặc nếu bé kiên trì đòi bú, hãy cho bé bú những thời điểm phù hợp và tiếp tục tuân theo quy trình cai sữa mẹ của bé.
Mẹ sẽ thấy trống trải khi không cho bé bú
Khi cai sữa cho con, tâm lý của mẹ khi cai sữa cho con thường diễn ra trạng thái trống trải. Nhiều mẹ đã quen với việc ôm con trên tay, ấp con vào lòng và cho con bú, vì vậy khi thực hiện việc cai sữa cho con, chính bản thân những người mẹ cũng gặp phải trạng thái tâm lý trống trải. Lúc này bạn có thể gần gũi với con nhiều hơn trước để có thể tự mình vượt qua nỗi trống trải khi con dần dần cai sữa mẹ.
Mẹ cảm thấy quá trình cai sữa của bé kéo dài bất tận
Có những bé cai sữa rất nhanh, chỉ sau một vài lần là bé đã dứt hẳn việc bú mẹ. Nhưng nhiều bé, việc cai sữa mẹ là một điều rất khó khăn và bé khó có thể thực hiện được. Mẹ cai sữa cho bé và tâm lý của mẹ khi cai sữa cho con sẽ cảm thấy việc này kéo dài bất tận khi bé liên tục quấy khóc, tụt cân và mẹ lại phải cho bé bú. Quy trình này cứ lặp lại như thế khiến cho mẹ phải mất hàng tháng thậm chỉ cả một năm mới có thể cai hẳn sữa mẹ cho bé.
Nuôi con bằng sữa mẹ luôn giúp tình cảm giữa mẹ và bé được gia tăng hơn. Do đó những cảm xúc mà bạn có thường rất lẫn lộn khi bạn thực hiện cai sữa cho bé. Hãy thay đổi dần dần, đan xen những bữa ăn phụ để đảm bảo quá trình chuyển đổi này được diễn ra một cách suôn sẻ và cả bạn cũng như bé đều không cảm thấy bị hụt hẫng.
Mách mẹ kinh nghiệm cai sữa cho bé
Mẹ cần chuẩn bị gì trước khi cai sữa cho bé?
Thuốc tiêu sữa: Lợi hại khó lường
Có phải bạn thường xuyên bị đau nửa đầu?
Bí quyết ăn khuya giúp ngủ ngon mà không sợ béo
Cai sữa là một trải nghiệm về mặt cảm xúc
Bạn sẽ thấy rất sung sướng khi được ôm con trong vòng tay và ngắm nhìn gương mặt của con khi con bú mẹ. Với bé, bú mẹ không chỉ là nhận được chất dinh dưỡng từ mẹ mà còn là cách để bé và mẹ có cảm giác ấm áp, bình yên, thắt chặt sợi dây mẫu tử. Vì thế tâm lý của mẹ khi cai sữa cho con cho thấy rất nhiều mẹ cảm thấy thương con, sốt ruột và không thể chịu đựng được khi con quấy khóc đòi bú mẹ.
Tuy nhiên, dù thế nào bạn cũng nên cho bé bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để bé được cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất nuôi cơ thể, giúp bé khỏe mạnh và mau lớn. Việc cai sữa là cần thiết, bạn nên chủ động tìm hiểu các cách cai sữa có hiệu quả để tốt cho cả bạn và bé. Bạn sẽ có thời gian làm nhiều việc hơn và bé cũng có thể tập ăn những món ăn khác ngoài sữa mẹ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!