Tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Kiến Thức Y Học - 04/27/2024

Theo thống kê của Hội Ung thư Việt Nam, năm 2000 phát hiện 69.000 ca ung thư; năm 2010 phát hiện 126.000 ca, dự kiến năm 2020 con số tăng lên 200.000 ca. Những ca bệnh ung thư tăng lên từng ngày, từng giờ. Cũng theo nhận định GS TS Đào Văn Long, Trưởng Khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai, ung thư đường tiêu hóa được biết là một trong 4 nhóm ung thư gây tử vong nhiều nhất bởi bệnh phát triển âm thầm, các triệu chứng không rõ ràng và dễ gây hiểu nhầm với những bệnh lý thông thường. Việc tầm soát ung thư đường tiêu hóa là việc cần thiết, vì đây là bước khám định kỳ quan trọng được các bác sĩ khuyến cáo giúp giữ gìn sức khỏe trước các căn bệnh ung thư nguy hiểm. Ở bài viết này, Lily & WeCare sẽ cung cấp đến các bạn thông tin về tầm soát ung thư đường tiêu hóa.

Theo thống kê của Hội Ung thư Việt Nam, năm 2000 phát hiện 69.000 ca ung thư; năm 2010 phát hiện 126.000 ca, dự kiến năm 2020 con số tăng lên 200.000 ca. Những ca bệnh ung thư tăng lên từng ngày, từng giờ. Cũng theo nhận định GS TS Đào Văn Long, Trưởng Khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai, ung thư đường tiêu hóa được biết là một trong 4 nhóm ung thư gây tử vong nhiều nhất bởi bệnh phát triển âm thầm, các triệu chứng không rõ ràng và dễ gây hiểu nhầm với những bệnh lý thông thường. Việc tầm soát ung thư đường tiêu hóa là việc cần thiết, vì đây là bước khám định kỳ quan trọng được các bác sĩ khuyến cáo giúp giữ gìn sức khỏe trước các căn bệnh ung thư nguy hiểm. Ở bài viết này, Lily & WeCare sẽ cung cấp đến các bạn thông tin về tầm soát ung thư đường tiêu hóa.

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa

1. Ung thư đường tiêu hóa là gì?

Ung thư đường tiêu hóa là bệnh xuất phát từ sự xuất hiện của các khối u ác tình trong đường tiêu hóa. Bao gồm nhiều cơ quan như dạ dày, ruột thừa, ruột non, thực quản, đại tràng, trực tràng, hậu môn, hệ tiêu hóa mang theo nguy cơ ung thư cao ở bất kỳ bộ phận nào. Không ngoại lệ với các thể ung thư khác, ung thư đường tiêu hóa có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như yếu tố di truyền, chế độ sinh hoạt và ăn uống. Nhưng dù nguyên nhân là gì, ung thư đường tiêu hóa cũng là một căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ung thư đường tiêu hóa có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như độ tuổi, yếu tố di truyền, chế độ sinh hoạt và ăn uống. Nhưng dù nguyên nhân là gì, ung thư đường tiêu hóa cũng là một căn bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Dấu hiệu mắc bệnh ung thư đường tiêu hoá người bệnh có thể nhận thấy dễ dàng

Ung thư đường tiêu hóa là bệnh do sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thống tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật).

Ung thư có thể phát triển ở bất kỳ cơ quan bộ phận nào, tuy nhiên, nguy cơ cao nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Vậy tại sao 3 bộ phận này lại dễ gây nên ung thư trong cơ thể người. Ung thư đường tiêu hóa là sự kết hợp giữa nhiều yếu tố như: gene di truyền, tuổi tác, lối sống, chế độ dinh dưỡng... nhưng nguyên nhân chủ yếu là chế độ ăn.

Đối với ung thư đường tiêu hóa thường có dấu hiệu: đầy hơi, khó tiêu, nuốt khó, đau bụng, ói, nặng có thể ói ra máu kèm sụt cân, thiếu máu và đại tiện ra phân đen. Triệu chứng nhóm ung thư đường tiêu hóa dưới chủ yếu là rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy. Trong đó đặc trưng nhất là đại tiện ra máu, rối loạn đại tiện...

2. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa là gì?

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa là biện pháp kiểm tra, tầm soát bệnh để có thể phát hiện bệnh sớm và có những cách ngăn ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa là bước khám định kỳ quan trọng được các bác sĩ khuyến khích nên làm ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có yếu tố nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa cần tầm soát càng sớm càng tốt.

Do vậy, tầm soát ung thư tiêu hóa là cách duy nhất giúp phát hiện ung thư đại tràng, dạ dày... tăng cơ hội sống và điều trị thành công, trước khi bệnh gây ra triệu chứng. không những thế, tầm soát ung thư còn giúp phát hiện tổn thương, tiền ung thư và điều trị ngăn ngừa ung thư phát triển...

3. Vì sao nên tầm soát ung thư đường tiêu hóa?

Ung thư đường tiêu hóa bao gồm các loại: Ung thư đường tiêu hóa trên (ung thư thực quản, ung thư dạ dày, tuyến tụy, gan, đường mật, ruột non) và ung thư đường tiêu hóa dưới (ung thư đại trực tràng và ung thư hậu môn).

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm bệnh ngay ở giai đoạn đầu khi mới xuất hiện triệu chứng. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa sẽ giúp:

- Phát hiện sớm mầm mống bệnh ngay từ giai đoạn đầu, ngay khi chưa có các triệu chứng cụ thể.

- Trong trường hợp phát hiện bệnh, việc tầm soát sớm sẽ giúp điều trị kịp thời, làm tăng cơ hội sống cho người bệnh.

- Người trên 40 tuổi gầy sút hoặc có hội chứng dạ dày cần được soi dạ dày kiểm tra. Người ngoài 40 tuổi nên làm xét nghiệm máu trong phân, nội soi đại trực tràng hàng năm

- Người từ 40 tuổi trở lên nên khám sức khỏe tổng quát, sàng loc thường xuyên.

Trước tình trạng thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều chất tạo màu, chất bảo quản tràn lan trên thị trường, do chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên rượu bia, thuốc lá... đã làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Vì thế, tầm soát sớm bệnh sẽ giúp chúng ta biết được tình trạng sức khỏe hiện tại, nguy cơ có thể mắc các bệnh lý khác nhau ở đường tiêu hóa. Từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Địa chỉ tầm soát ung thư đường tiêu hóa

Tầm soát ung thư tại Hà Nội

1. Bệnh viện K

Bệnh viện K là cơ sở chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống ung thư. Được thành lập dựa trên cơ sở của Viện Radium Đông Dương - Một đơn vị phòng chống ung thư lâu đời nhất trong khu vực. Hiện nay, Bệnh viện K có bề dày truyền thống và kinh nghiệm nhất về nghiên cứu và phòng chống ung thư.

Theo chỉ tiêu Bộ Y tế giao năm 2015 bệnh viện có 1800 giường bệnh. Bệnh viện hiện có 66 khoa, phòng, đơn vị, bộ phận; trung tâm với 1.224 cán bộ viên chức, hoạt động tại 3 cơ sở với 1.800 giường bệnh. Năm 2017, Bệnh viện K được Bộ Y tế giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động.

- Thời gian làm việc:

· Thứ Hai - Thứ Sáu: 8h – 17h

- Địa chỉ:

  • Cơ sở 1: 43 Quán Sứ, Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Ngõ 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
  • Cơ sở 3: 30 Cầu Bươu, Tân Triều, Hà Nội

- Điện thoại: 024 3825 2143

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa2. Bệnh viện Ung bướu Hà Nội

Bệnh viện Ung bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa Ung thư hạng I của Hà Nội. Năm 2000, bệnh viện Ung bướu Hà Nội được thành lập với chức năng là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Ung bướu của Hà Nội, được Bộ Y tế cho phép tiếp nhận bệnh nhân có thẻ bảo hiểm Y tế như một bệnh viện tuyến cuối trong điều trị ung thư, nhằm giảm tải cho tuyến trên. Bệnh viện đã không ngừng được đầu tư mua sắm và nâng cấp trang thiết bị hiện đại thông qua các nguồn vốn ngân sách Nhà nước cũng như xã hội hóa Y tế.

- Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

- Thời gian làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 07h30 – 17h00

- Điện thoại: 02438211297

Tầm soát ung thư ở TP.HCM

1. Bệnh viện Nhân dân 115

Bệnh viện hiện có Khoa nội với các chuyên khoa:

- Khoa chẩn đoán hình ảnh, Tim mạch tổng quát, Thận nội - lọc máu & miễn dịch ghép, Hồi sức tim mạch, Nội tiêu hóa gan mật, Khoa Dược, Khám Bệnh, Nội tiết, Khoa Cơ - Xương - Khớp, Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng.

- Khoa ngoại gồm Khoa Ngoại Thần kinh chấn thương, Khoa Ngoại tổng quát, Khoa Ngoại niệu - ghép thận, Khoa Ngoại Chấn Thương Chỉnh Hình, Khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu, Khoa Phẫu thuật tim, Khoa Y học thể thao.

Bệnh viện có gần 1.700 nhân viên y tế và chỉ tiêu giường bệnh là 1.600 giường.

Bắt đầu từ tháng 2 năm 2016, bệnh viện triển khai phòng khám VIP – cho doanh nhân, được tọa lạc tại tầng trệt của khu A với 6 phòng khám, đảm bảo không gian riêng tư và yên tĩnh tối đa. Bệnh nhân khi tới khám và điều trị bệnh sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn và chăm sóc đúng như quy chuẩn mà bệnh viện đưa ra: nhanh chóng- chính xác- hiệu quả, mang tới sự hài lòng tối đa.

- Thời gian làm việc:

  • Sáng từ 6h30- 11h30
  • Chiều từ 13h -16h

- Thời gian khám bệnh ngoài giờ:

  • Thứ bảy: Sáng từ 7h -11h30, Chiều từ 13h30 -15h30
  • Chủ nhật: Từ 7h -11h30

- Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM

- SĐT: 028 3865 4249 - 028 3865 5110

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa2. Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM

Năm 1964, thành lập khoa điều trị Ung thư từ bệnh viện Nguyễn Văn Học. Hai năm sau, tách ra hoạt động độc lập thành viện Ung thư Quốc gia với nhiệm vụ phát hiện, chẩn đoán và điều trị ung thư bằng máy xạ trị Césium 137. Sau này đổi tên là viện Ung thư trực thuộc bộ Y tế và Thương binh xã hội. Năm 1976 được bàn giao cho sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh với tên “bệnh viện Ung bướu” do bác sĩ Lương Tấn Trường làm giám đốc.

Bệnh viện Ung bướu đã từng bước cải tạo và phát triển thành một bệnh viện chuyên khoa với 335 giường nội trú. Phòng khám Đa khoa bao gồm nhiều đơn vị chuyên môn Phụ khoa, Tai mũi họng, Tổng quát, tổ chức thêm khoa Ngoại với hai phòng mổ trung, đại phẫu. Năm 1980 khoa Xạ ngoại trú được trang bị thêm máy Cobalt 60 của Tiệp Khắc.

- Địa chỉ: 03 Nơ Trang Long, 7, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

- Thời gian làm việc: Thứ Hai - Chủ Nhật: 07h30 – 16h30

- Liên hệ: 02838412637

Dịch vụ xét nghiệm sàng lọc ung thư tại nhà

Xét nghiệm tại nhà Xander

Phần lớn mọi người đều không nắm rõ những dấu hiệu cảnh báo về các loại ung thư, đặc biệt là những triệu chứng bề ngoài tưởng như không liên quan, xét nghiệm sàng lọc ung thư từ sớm có thể giúp bạn đưa ra phương án điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe bản thân.

Xét nghiệm tại nhà Xander giới thiệu đến bạn 2 gói Sàng lọc ung thư nam giới và Sàng lọc ung thư phụ nữ.

Xét nghiệm tại nhà - Xander luôn cam kết

Minh bạch tuyệt đối

Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà

Chuyên môn hàng đầu

Mẫu xét nghiệm được xử lý bằng phòng lab của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Nhiệt đới Trung ương. Thiết bị xét nghiệm hiện đại nhất cả nước. Bác sĩ đều là giáo sư đầu ngành. Kỹ thuật viên kinh nghiệm, đào tạo chính quy.

Dịch vụ tiện lợi

Xander cung cấp dịch vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi, thủ tục đơn giản và nhanh chóng, tiết kiệm cho bạn nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi mệt mỏi. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.

Chi tiết gói xét nghiệm

- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giớicủa Xander gồm các xét nghiệm nhỏ sau:

  • Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
  • Xét nghiệm Alpha FP (AFP): Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
  • Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
  • Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
  • Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
  • Xét nghiệm CA 15 - 3: Xét nghiệm dấu ấn ung thư vú
  • Xét nghiệm CA 125: Xét nghiệm sử dụng trong chẩn đoán ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung và theo dõi điều trị. Chỉ số CA125 tăng ở một số ung thư khác: tụy, dạ dày, trực tràng, phổi. Ngoài ra, CA 125 cũng có thể tăng trong một số trường hợp viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm SCC:Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng, tử cung, buồng trứng

* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Tầm soát ung thư đường tiêu hóa

- Gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nam giới của Xander gồm các xét nghiệm nhỏ sau:

  • Xét nghiệm CEA: Xét nghiệm dấu ấnung thư đường tiêu hoá: ung thư thực quản, dạ dày, gan, tụỵ,
  • Xét nghiệm Alpha FP (AFP):Xét nghiệm dấu ấn ung thư gan
  • Xét nghiệm CA 19 - 9: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tụy, đôi khi ống dẫn mật, túi mật, dạ dày, đại tràng
  • Xét nghiệm CA 72 - 4: Xét nghiệm dấu ấn ung thư dạ dày.
  • Xét nghiệm Cyfra 21 - 1: Xét nghiệm dấu ấn ung thư phổi
  • Xét nghiệm PSA: Xét nghiệm dấu ấn ung thư tiền liệt tuyến.
  • Xét nghiệm SCC:Sàng lọc ung thư tế bào vảy, có ở phổi, vòm họng.

* Mẫu xét nghiệm được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Cách tính tổng chí phí xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá gói xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm sàng lọc ung thư nữ giới và nam giới được cập nhật ở cuối bài viết.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0899190199 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Chủ Nhật: 06:00 - 20:30

Cách phòng bệnh ung thư đường tiêu hoá theo các chuyên gia chia sẻ

- Hạn chế dùng các thực phẩm có chứa aflatoxin, nitrosamine (trong thực phẩm ướp muối, lên men, hun khói), nấm mốc và các chất độc hại khác. Tuyệt đối không cố gắng sử dụng các thực phẩm có nghi ngờ đã hư hỏng hoặc đã bảo quản quá lâu ngày. Cụ thể không ăn dưa muối, cà muối, đồ hộp, đồ nướng, thịt xông khói, đồ ăn nhanh,...

- Nên dùng rau quả, thực phẩm có nhiều chất xơ, selen, vitamin A, C có khả năng phòng chống ung thư tiêu hóa: trà xanh, súp lơ xanh, ngũ cốc, các loại rau xanh, cà tím...

- Cẩn trọng khi dùng các sản phẩm nhựa để đựng, che phủ thức ăn, đặc biệt là dùng sản phẩm nhựa để hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng.

- Hạn chế tối đa thuốc lá và rượu.

- Cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu

- Nên thận trọng với tất cả các cơn đau về tiêu hóa. Không tự ý dùng thuốc cho tiêu hóa. Cần tham vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tìm ra nguyên nhân mắc bệnh

- Khám sức khỏe tổng quát thường xuyên ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về tiêu hóa, phát hiện sớm ung thư.

- Nên chia nhỏ bữa ăn, thay vì ăn ngày 3 bữa, có thể chia nhỏ thành 4 - 6 bữa và tăng năng lượng của mỗi bữa ăn (nhiều đạm hơn), hạn chế mỡ (vì gây đầy bụng), tránh món ăn mùi, vị quá nhiều.

Theo GS. BS Nguyễn Chấn Hùng (nguyên Giám đốc bệnh viện Ung bướu TPHCM), một chế độ ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động, tập thể dục thể thao.... sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư, chứ không phải là "cung cấp thêm chất đạm cho khối u" như nhiều người vẫn lầm tưởng kiêng khem không khoa học.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!