Ở những bệnh nhân đái tháo đường, insulin được tiêm vào có tác dụng cải thiện khả năng sử dụng và cất giữ glucose của cơ thể nhờ đó làm giảm được đường máu. Hiện nay insulin chỉ có dưới dạng tiêm, còn các dạng viên uống hoặc khí dung thì đang được nghiên cứu và chưa có trên thị trường. Có 2 loại insulin chính là insulin nguồn gốc động vật (bò, lợn) thường đóng lọ 10ml có 400 đơn vị (U40) và insulin nguồn gốc người (tổng hợp theo kỹ thuật tái tổ hợp) đóng lọ 10ml có 1.000 đơn vị (U100). Thông thường insulin được tiêm bằng bơm tiêm 1/3 hoặc 1/2 hoặc 1ml. Ngày nay có loại bút tiêm insulin rất thuận tiện cho người bệnh.
Có mối liên quan gì giữa insulin với tăng cân?
Tăng cân là tác dụng phụ thường gặp nhất của điều trị insulin. Nếu tiêm insulin liều càng cao thì glucose đi vào tế bào càng nhiều đồng nghĩa với glucose mất ra nước tiểu càng ít. Lượng glucose mà tế bào không sử dụng hết sẽ được tích lũy dưới dạng mỡ. Vì thế nếu người bệnh vẫn tiếp tục ăn như trước thì họ sẽ nhanh chóng tăng cân ngay sau một vài ngày tiêm insulin.
Tăng cân là tác dụng phụ thường gặp nhất của điều trị insulin. (Ảnh minh họa: Internet)
Một cách lý giải khác là nếu như trước khi bắt đầu tiêm insulin, bạn ăn rất nhiều so với mức mà cơ thể cần nhưng không bị tăng cân do cơ thể không sử dụng được các thức ăn một cách hợp lý và bạn bị mất nhiều năng lượng qua nước tiểu dưới dạng đường niệu. Nhưng sau khi tiêm insulin, cơ thể sẽ sử dụng thức ăn dễ dàng hơn, lấy được nhiều năng lượng hơn do đó có thể bạn ăn ít hơn nhưng vẫn bị tăng cân.
Cần lưu ý là tăng cân nhiều sẽ khiến tình trạng insulin ở các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 nặng lên, điều đó có nghĩa là bạn sẽ cần nhiều insulin hơn nữa mới có thể đưa được glucose vào trong tế bào.
>> Xem thêm:
Tư vấn trực tiếp: Phòng chống ung thư vú
Nguy cơ ung thư vú từ thức ăn đường phố
Để cuộc 'yêu' hoàn hảo sau phẫu thuật ung thư vú
Hỏi đáp về bệnh tiểu đường
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!