Tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai dễ dẫn tới vấn đề gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai là vấn đề hiện nay nhiều chị em gặp phải do đời sống vật chất hiện nay luôn đầy đủ. Tuy nhiên, việc này không hề tốt cho bà bầu cũng như thai nhi nên các mẹ cần chú ý những vấn đề sau đây.

Tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thailà vấn đề hiện nay nhiều chị em gặp phải do đời sống vật chất hiện nay luôn đầy đủ. Tuy nhiên, việc này không hề tốt cho bà bầu cũng như thai nhi nên các mẹ cần chú ý những vấn đề sau đây.

Những ảnh hưởng của việc mẹ bầu tăng cân quá nhiều

Tăng cần nhiều khi mang thai không tốt cho mẹ.

- Sảy thai:Việc tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai khiến cho tỉ lệ sảy thai dưới 12 tuần tuổi ở những người này là 20%. Nếu như mẹ có BMI - chỉ số khối lượng của cơ thể {cân nặng/ (chiều cao x chiều cao)} trên 30 thì tỉ lệ sảy thai là 25%.

- Thai to:Việc tăng cân nặng nhiều trong thời kì mang thai đồng thời bé cũng to hơn so với bình thường. Điều này khiến cho mẹ thấy mệt mỏi, tử cung bị giãn rộng, chèn vào cơ hoành gây khó thở, chèn vào tĩnh mạch vùng chân gây phù chân.

Đặc biệt khi bé quá to cũng khiến cho mẹ mất sức khi sinh, tổn thương tới phần phẩm như mất nhiều máu, rách âm hộ, cổ tử cung, âm đạo.

- Gây nên các bệnh huyết áp cao, tiền sản giật: Nếu như các mẹ có tỉ lệ BMI trên 35 trong thời điểm thời kì đầu của mang thai thì nguy cơ bị chứng tiền sản giật cao gấp 2 lần bình thường.

- Bệnh tiểu đường:Những mẹ bị tiểu đường trong thai kì tăng gấp 3 lần nếu như chỉ số BMI trên 30 so với người có BMI dưới 30.

- Máu đông:Đây chính là bệnh khi tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Chính vì thế các mẹ nên kiểm soát cân nặng của mình.

- Bé sinh nặng trên 4kg: đối với phụ nữ có tỉ lệ BMI từ 20 - 30 là 7%, nếu BMI trên 30 thì tỉ lệ này chính là 14%.
Ngoài ra việc tăng cân nhiều còn có ảnh hưởng như sinh non trước 37 tuần, trẻ bị dị tật bẩm sinh, khó có thể phát hiện được dị tật ở trẻ hoặc chết non.

Tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai dễ dẫn tới vấn đề gì?

Mẹ tăng cân nhiều khi mang thai ảnh hưởng tới con

- Bé thường có bệnh về tim: Theo như các chuyên gia việc mẹ tăng cân khiến con to cũng dễ bị phì các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt trong đó chính là các bất thường ở buồng tim. Chính vì thế mà dẫn tới xác suất tử vong cao ở trong bụng mẹ.

- Bé bị ngạt khi sinh:Việc thai nhi to cũng khiến cho việc tỉ lệ các mẹ chọn sinh mổ tăng nhanh. Các mẹ mang bầu thai nhi to thì quá trình chuyển dạ ở mẹ gặp nhiều khó khăn bởi đầu thai nhi to, không dễ lọt xuống thấp, gây rối loạn cơn gò.

Ngay cả việc đầu thai nhi đã lọt xuống thấp thì quá trình sinh bé cũng diễn ra chậm, đầu của bé dễ bị chèn ép vào khung chậu, phần xương vai mắc kẹt ở khoang chậu của mẹ. Nếu như không xử ý kịp thời bé có thể bị ngạt và dẫn tới tử vong.

- Dẫn tới việc rối loạn chuyển hóa:Mẹ tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai thường bé bé nặng cân so với trẻ khác. Sau khi sinh thường dễ bị hạ đường huyết, canxi huyết dẫn tới một số nguy hiểm như: Hạ thân nhiệt, suy hệ tuần hoàn, suy hô hấp hoặc nguy hiểm hơn là bị xuất huyết não dẫn đến bại não.

Các bé sinh thừa cân cũng có nguy cơ mắc các bệnh như đái tháo đường cao hơn so với trẻ em khác.

Bé gặp một số chấn thương: Nếu như thai nhi quá to sẽ khiến mẹ sinh khó, kèm theo đó là các bé cũng dễ gặp phải một số chấn thương, nhất là sinh có trợ giúp như gãy xương đòn, gãy tay.

Tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai dễ dẫn tới vấn đề gì?

Mức tăng cân và biện pháp để tăng cân hợp lý

Khi mang bầu các mẹ cần chú ý tới việc tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Mức tăng cân hợp lý được khuyến nghị tại Việt Nam chính là 10 - 12kg. Trong đó 3 tháng đầu các mẹ không tăng cân hoặc chỉ nên tăng 1 kg, 3 tháng tiếp theo nên tăng 4 - 5 kg, 3 tháng cuối tăng 5 - 6 kg. Ở 6 tháng cuối thì mỗi tháng nên tăng ít hơn hay bằng 1kg là tăng cân ít.

Để đảm bảo được việc tăng cân hợp lý thì các mẹ cần:

Có chế độ ăn uống hợp lý, nên lập kế hoạch với những món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, Vitamin, không thừa chất, uống nhiều nước càng tốt.

Luyện tập thể dục thường xuyên giúp cho các mẹ có được tinh thần thoải mái, sức khỏe tốt. Tuy nhiên nên tập các bài tập nhẹ nhàng, bạn có thể đi bộ, tác động nhẹ nhàng.

Nếu như các mẹ băn khoăn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để không tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai. Vậy ngoài việc tham khảo trên mạng thì có thể tới bệnh viện để lấy ý kiến của các bác sĩ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!