Tăng men gan: Nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/07/2024

Gan là một bộ phận quan trọng của cơ thể nhưng lại dễ vướng phải các căn bệnh nguy hiểm bởi các tác nhân bên ngoài.

Gan là một bộ phận quan trọng của cơ thể, nhưng lại dễ vướng phải các căn bệnh nguy hiểm bởi các tác nhân bên ngoài. Thường những bệnh này không có biểu hiện cụ thể nên bạn phải chú ý đến các dấu hiệu của gan, trong đó có tăng men gan.

Tăng men gan biểu hiện qua các dấu hiệu bị viêm hoặc bị chấn thương ở các tế bào gan. Vậy điều đó sẽ dẫn đến kết quả như thế nào? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ nguyên nhân và các triệu chứng bạn nhé.

Các tế bào trong gan khi bị viêm hoặc chấn thương thường sẽ bị rỉ hoặc chảy dịch. Cụ thể hơn là lượng men gan được vận chuyển vào trong máu sẽ nhiều hơn các chất thông thường khác. Điều đó sẽ giúp bạn phát hiện men gan cao khi bạn tiến hành xét nghiệm máu.

Có hai trường hợp tăng men gan phổ biển đã được chẩn đoán trên thế giới:

  • Alanine transaminase (ALT);
  • Aspartate transaminase (AST).

Các trường hợp men gan cao thường được phát hiện và chẩn đoán thông qua những lần xét nghiệm máu định kỳ. Đa số các trường hợp đã được xét nghiệm, men gan cao chỉ ở mức độ nhẹ và chỉ tăng trong một khoảng thời gian. Hầu hết men gan tăng cao không hẳn là dấu hiệu của một căn bệnh mãn tính nguy hiểm ở gan.

Nguyên nhân dẫn đến tăng men gan

Có rất nhiều căn bệnh khác hoặc các tác nhân ảnh hưởng bên ngoài có thể khiến men gan của bạn tăng cao. Do đó, đối với căn bệnh này, các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng tăng men gan thông qua việc tìm hiểu các loại thuốc bạn từng sử dụng, tham khảo các dấu hiệu, triệu chứng mà bạn gặp phải và trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành các cuộc xét nghiệm có liên quan để đưa ra kết quả chính xác.

Tuy nhiên, cũng có một vài nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng tăng men gan đã được ghi nhận như sau:

  • Bạn sử dụng các loại thuốc được kê theo toa, trong đó có thuốc statin với công dụng cân bằng lượng cholesteol;
  • Bạn thường sử dụng đồ uống có cồn;
  • Bạn bị suy tim;
  • Bạn mắc bệnh viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C;
  • Bạn bị gan nhiễm mỡ (không phải do rượu gây ra);
  • Béo phì;
  • Bạn thường sử dụng các loại thuốc giảm đau tùy ý mà không theo toa bác sĩ đã kê, đặc biệt là việc sử dụng thuốc acetaminophen (Tylenol và các loại khác).

Một vài tác nhân khác cũng có thể gây ra tăng men gan như:

  • Viêm gan do việc lạm dụng uống rượu;
  • Viêm gan do rối loạn hệ tự miễn dịch;
  • Bệnh Celiac (tổn thương ruột non do gluten gây ra);
  • Xơ gan (giai đoạn sớm của sẹo lá gan);
  • Nhiễm trùng Cytomegalovirus (CMV);
  • Viêm da cơ (viêm da gây ra yếu cơ và phát ban da);
  • Virus Epstein-Barr;
  • Viêm túi mật;
  • Thoát vị hiatal;
  • Hemochromatosis (quá nhiều chất sắt chứa trong cơ thể bạn);
  • Hypothyroidism (tuyến giáp chưa hoạt động);
  • Ung thư gan;
  • Mononucleosis (bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn hay còn gọi là “bệnh của những nụ hôn”);
  • Viêm tụy (viêm tụy);
  • Polymyositis (bệnh viêm gây ra sự yếu cơ);
  • Viêm gan loại độc (viêm gan do thuốc hoặc độc tố gây ra);
  • Bệnh Wilson (lượng đồng trong cơ thể bạn quá nhiều−nhiễm đồng).

Dấu hiệu nhận biết

Một bác sĩ sau khi quan sát các bệnh nhân bị tăng men gan đã cho rằng các dấu hiệu liên quan đến việc cơ thể tăng men gan thường phụ thuộc vào các loại bệnh khác mà họ mắc phải. Các dấu hiệu thường gặp có thể kể đến như da hoặc lòng trắng mắt có màu vàng, nước tiểu sẫm màu, phân màu sét, bụng bị trương phình do tích tụ dịch, chảy máu đường ruột, sốt nhẹ hoặc giảm cân đột ngột không lý do. Bên cạnh đó, gan và lá lách được phát hiện có kích thước lớn hơn bình thường.

Triệu chứng

Các bệnh nhân bị mắc phải chứng men gan cao thường sẽ không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào như trong trường hợp bạn bị NASH (Nonalcoholic steatohepatitis − bệnh gan nhiễm mỡ đơn thuần), những bệnh về gan do nghiện rượu hoặc viêm gan siêu vi B và C.

Nếu bệnh gan ở giai đoạn cấp tính làm tăng men gan, các triệu chứng có thể bao gồm: bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng dưới và đau nhức; bạn cảm thấy mất hoặc suy giảm ham muốn tình dục, suy nhược tinh thần và thường bị ngứa.

Nếu các xét nghiệm chức năng gan chẩn đoán cho thấy bạn có men gan cao, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và xin lời khuyên về kết quả xét nghiệm. Bác sĩ có thể đề nghị bạn tiến hành các xét nghiệm và thủ thuật khác để xác định nguyên nhân gây ra men gan cao.

Bạn nên hạn chế thực hiện các động tác hoặc làm những việc ảnh hưởng đến gan. Hãy bảo vệ gan cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách kiểm tra tổng quát định kỳ để phát hiện và có phương pháp điều trị thích hợp bạn nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Chi tiết về quá trình sinh thiết gan
  • 5 loại viêm gan do virus thường gặp
  • Quả thận: Cơ quan giúp duy trì sự sống

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!