Năm 2012, toàn bộ hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp phải tham gia BHYT theo hình thức bắt buộc. Mốc thứ ba là ngày 1/1/2014, tất cả các nhóm đối tượng bắt buộc tham gia BHYT để bắt đầu lộ trình BHYT toàn dân.
Tuy nhiên, thời điểm chúng ta thực hiện được BHYT toàn dân còn liên quan đến cả quá trình tổ chức thực hiện. Việc tổ chức triển khai thực hiện BHYT toàn dân là vấn đề đòi hỏi cần có sự cam kết của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, còn cần hoàn thiện cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước; tăng cường hiểu biết và nâng cao nhận thức về BHYT…
Người dân tham gia bảo hiểm y tế đến khám và chưa bệnh (Ảnh minh họa: Internet)
Trong Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 thì mục tiêu chung hướng đến năm 2015 đạt trên 75% dân số tham gia BHYT, năm 2020 là 85%, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển.
Tỷ lệ tham gia BHYT với một số nhóm đối tượng được thể hiện ở các mục tiêu cụ thể như: cận nghèo (50% vào năm 2015; 79% năm 2020), học sinh sinh viên (100% năm 2015), hộ gia đình nông dân có mức sống trung bình (40% năm 2015, 65% năm 2020), lao động trong doanh nghiệp (75% năm 2015, 90% năm 2020).
TS.Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết, đây là mục tiêu chúng ta đặt ra nhưng trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, phấn đấu làm thế nào để tiến tới mục tiêu là 100% dân số tham gia BHYT.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!