Chăm sóc răng miệng là một việc làm hết sức cần thiết nhưng nếu làm không đúng cách lại là nguyên nhân mang đến cho bạn một số căn bệnh về răng miệng.
Nhiều kết quả điều tra đã chỉ ra rằng, trên thế giới có khoảng 70% dân số chưa biết đánh răng đúng cách. Đây là nguyên nhân chính vì sao những con số về bệnh răng miệng ngày càng tăng cao.
Răng là cơ quan tiêu hoá quan trọng của bạn. Một hàm răng khỏe mạnh không những làm nụ cười thêm rạng rỡ mà còn giúp bạn nhai kỹ thức ăn, giảm bớt gánh nặng của dạ dày. Vì vậy bảo vệ hàm răng là việc rất quan trọng.
Tác hại của việc dùng tăm xỉa răng
Ngoài việc rèn luyện thói quen đánh răng vào buổi sáng và buổi tối, chúng ta nên tránh cho răng chịu sự tác động có hại từ bên ngoài. Xỉa răng chính là một thói quen xấu có hại cho răng. Xỉa răng sau khi ăn là thói quen của phần lớn người Việt.
Các mảng bám không được loại bỏ lâu dần sẽ hình thành sâu răng
Gây hại cho lợi và xương
Khi bạn dùng tăm loại bỏ những thức ăn còn vương lại, thì những chiếc gai gỗ nhỏ này luôn chọc vào hàng lợi mềm trên hàm răng bạn. Đôi khi không cẩn thận sẽ làm rách lợi, gây chảy máu.
Vi khuẩn ở trên tăm và trong khoang miệng thừa cơ đột nhập. Lợi dụng chỗ bị nhiễm khuẩn gây viêm tấy. Nếu thường xuyên phải chịu những tổn hại như vậy, lợi và xương chân răng sẽ dần dần nhỏ lại. Những nơi vốn dĩ được lợi lấp đầy sẽ dần xuất hiện những khe nhỏ khiến cho khe răng của bạn rộng ra.
Gây viêm lợi
Thường xuyên xỉa răng bằng những chiếc tăm thô cứng sẽ khiến khoảng cách giữa hai răng tăng lên. Cứ như vậy, hàm răng sát chặt sẽ trở lên lỏng lẻo, làm lộ ra các khe răng khó coi. Khe răng bị thói quen sai lầm của bạn làm cho ngày càng rộng. Thức ăn càng dễ giắt vào. Như vậy, một vòng tuần hoàn xấu hình thành.
Các thức ăn thừa còn dắt lại trong kẽ răng tạo thành bựa răng. Bựa răng là môi trường sinh trưởng tốt của vi khuẩn, mặt khác nó lại kết hợp với các chất khoáng lắng đọng trong nước bọt tạo thành vôi răng (cao răng).
Lớp vôi răng này tác động đến men răng, lại cộng thêm sự xâm thực của vi khuẩn sẽ gây viêm lợi. Chứng viêm lợi rất khó chịu, vì cứ động vào răng là bị chảy máu, gây đau đớn.
Giải pháp làm sạch răng là cần đánh răng, kèm với sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch các mảng bám. Tuy nhiên việc sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm ở Việt Nam hiện nay thấp, ngay ở các thành phố lớn chỉ 4 - 5% người dân sử dụng chỉ nha khoa. Các vùng nông thôn còn thấp hơn nữa, rất nhiều người dân chưa biết chỉ nha khoa như thế nào.
Thói quen xỉa răng bằng tăm rất có hại cho răng miệng
Ngoài nhận thức chưa đầy đủ trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng thì việc sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng có phần phức tạp kèm chi phí cao nên nhiều dân vẫn còn e ngại. Để khắc phục tình trạng này tốt nhất chúng ta nên đánh răng sau mỗi bữa ăn để giảm thiểu thức ăn thừa kẹt trong răng và mảng bám trên răng.
Biện pháp bảo vệ răng
Chải răng mỗi khi ăn xong
Nhiều người thường chỉ có thói quen dùng bàn chải đánh răng vào mỗi buổi sáng trước khi ăn sáng và sau đó không chải răng thêm một lần nào nữa cho đến trước khi khi ngủ.
Nhưng bạn nên chải răng ngay khoảng 30 phút sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hết thức ăn tồn động ở trọng miệng. Ít nhất bạn nên đánh răng ngày 2 lần. Mỗi khi ăn vặt bạn nên súc miệng thật kỹ. Điều này nhằm giúp loại bỏ hơi thở có mùi trong miệng cũng như loại trừ nguy cơ gây sâu răng.
Dùng chỉ nha khoa thường xuyên
Hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ nên dùng chỉ nha khoa mỗi ngày 1 lần là đủ để giữ cho răng không bị sâu. Tuy nhiên, với việc đánh răng, điều quan trọng là bạn phải xỉa răng ngay lập tức sau khi ăn để ngăn chặn môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây nên tình trạng sâu răng.
Dùng nước súc miệng
Sau khi dùng chỉ nha khoa và đánh răng, bạn nên súc miệng với một nước súc miệng loại chuyên dụng để chống sâu răng và các bệnh viêm lợi.
Bạn có thể súc miệng thường xuyên sau khi ăn hoặc uống bất cứ thức uống gì, đặc biệt trong trường hợp mà bạn không thể đánh răng ngay hoặc xỉa răng thì việc súc miệng lại càng cần thiết.
Dùng chỉ nha khoa là biện pháp khoa học cho răng chắc khỏe
Hạn chế thực phẩm dính
Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì những thực phẩm hoặc kẹo dính là kẻ thù nguy hiểm cho răng miệng.
Bởi vì những thực phẩm này có thể tan chảy ở giữa kẽ răng hoặc dính vào men răng nhiều giờ trước khi hòa tan hoàn toàn gây nguy cơ sâu răng nhiều hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Nếu bạn buộc phải ăn đường, bạn nên chọn thực phẩm nào mà có thể nhai kỹ và nuốt được như là kẹo cứng, thực phẩm rắn, giòn…
Phát hiện và xử lý kịp thời khi răng có biểu hiện xấu
Đặc biệt là với các răng hàm vì chúng ở quá sâu trong răng miệng của bạn nên thường bị bạn xem nhẹ hoàn toàn. Hãy chắc chắn rằng sau khi bạn ăn không có thức ăn nào bị mắc kẹt phía trong các răng đó. Bởi vì những răng trong cùng rất khó để vệ sinh sạch sẽ nên dễ gây sâu răng.
Bạn nên để ý đến răng miệng của mình thường xuyên để phát hiện những vấn đề bất ngờ về răng miệng kịp thời. Điều này sẽ giúp giảm đau đớn, giảm chi phí và rút ngắn thời gian điều trị nếu răng bạn bị sâu hoặc có vấn đề khả nghi.
>> Xem thêm: Những điều nên biết thêm về bệnh răng miệng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!