Tất tần tật thông tin về bệnh dị ứng (P2)

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/14/2024

Bạn có hiểu rõ về bệnh dị ứng cũng như các dạng dị ứng? Ngoài những dạng dị ứng bạn đã biết, còn những dạng khác hay không?

Bạn có hiểu rõ về bệnh dị ứng cũng như các dạng dị ứng như bạn vẫn nghĩ? Có bao nhiêu dạng dị ứng?

Ngoài dị ứng thường gặp như dị ứng thức ăn, dị ứng theo mùa đã tìm hiểu ở phần 1, bạn còn biết loại dị ứng nào không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Dị ứng thức ăn và hội chứng không dung nạp thực phẩm

Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn hay hội chứng không dung nạp thức ăn có tác động giống nhau ở hầu hết mọi đối tượng. Người bị dị ứng thức ăn sẽ có cảm giác khó chịu sau khi ăn thức ăn đó.

Dị ứng sữa

Nếu bị dị ứng sữa, bạn nên hạn chế uống sữa cũng như hạn chế sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh này. Dị ứng sữa sẽ khiến bạn thấy khó chịu vì nó gây ra chứng thở khò khè, nôn mửa và phát ban.

Dị ứng trứng

Dị ứng trứng, đặc biệt là dị ứng lòng trắng, phổ biến ở trẻ em hơn ở người trưởng thành và tùy vào thể trạng mà bệnh có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng.

Dị ứng lúa mì

Nếu bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bạn bị dị ứng với protein trong lúa mì tốt nhất bạn nên hạn chế tối đa lúa mì và các sản phẩm được làm từ lúa mì. Dị ứng lúa mì sẽ gây ra chứng khó chịu dạ dày, bệnh chàm eczema, viêm mũi, bệnh bronchospasm (co thắt phế quản) và thậm chí gây dị ứng sốc phản vệ.

Dị ứng quả hạch và các loại hạt

Nếu bạn bị dị ứng hạt thì tốt nhất bạn nên tránh ăn các loại hạt (bao gồm cả đậu phộng) như hạt điều hay hạt quả óc chó…

Dị ứng cá

Nếu bác sĩ đã chẩn đoán chính xác bạn bị dị ứng với một loại cá nào đó thì tốt nhất bạn nên loại bỏ loại cá đó ra khỏi thực đơn hằng ngày. Đối với những người dị ứng, với hầu hết các loại cá thì không còn cách nào khác ngoài tránh ăn cá.

Dị ứng các loại hải sản có vỏ

Bạn hãy tìm hiểu các dạng dị ứng hải sản có vỏ như tôm, cua,… để biết cách phòng tránh nhé.

Dị ứng chất sulfic

Sulfic là một nhóm các hợp chất cấu thành từ sulfur có trong tự nhiên hoặc được tìm thấy trong thức ăn tăng cường hay chất bảo quản. FDA ước tính cứ khoảng 100 người sẽ có 1 người mắc bệnh dị ứng này.

Dị ứng đậu nành

Đậu nành là một loài cây họ đậu. Có nhiều loài cây họ đậu khác như đậu navy, đậu thận, đậu tây, đậu đen, đậu pinto, đậu gà (đậu garbanzo hay đậu chichi), đậu lăng và đậu phộng.

Dị ứng protein casein

Nếu bạn uống một cốc sữa hay ăn một miếng bánh pizza và cảm thấy môi bị sưng, phát ban hay các triệu chứng khác thì bạn nên đi khám bác sĩ vì bạn có thể bị dị ứng protein casein – một loại protein có trong sữa.

Dị ứng thú nuôi

Dị ứng với chó

Sống ở những nước ưa chuộng chó như Anh, Mỹ,… sẽ khá khó khăn đối với những người bị dị ứng với chó.

Dị ứng mèo

Khoảng 10% dân số Mỹ mắc bệnh dị ứng thú nuôi và mèo chính là một trong những loài vật dễ gây dị ứng nhất. Bệnh dị ứng mèo thì phổ biến gấp đôi dị ứng với chó. Do vậy, nếu bị dị ứng với thú nuôi hoặc đang mắc bệnh hen suyễn, bạn nên cân nhắc kỹ hoặc không nuôi thú cưng trong nhà.

Ngoài các loại dị ứng trên, mời bạn tìm hiểu thêm về dị ứng do các loại bệnh ở phần 3 sau đây.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Thuốc dị ứng, thuốc nhỏ dị ứng cho người lớn và trẻ em
  • 6 thực phẩm gây dị ứng hàng đầu ở trẻ
  • Dị ứng theo mùa nên ăn gì và kiêng gì?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!