Tất tần tật thông tin về bệnh dị ứng (P3)

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Bạn có hiểu rõ về bệnh dị ứng cũng như các dạng dị ứng? Ngoài những dạng dị ứng bạn đã biết, còn những dạng khác hay không?

Dị ứng là tình trạng phổ biến, có thể xảy đến với bất cứ ai và do nhiều tác nhân gây nên. Hãy cùng tìm hiểu thêm về các loại dị ứng do bệnh gây ra. 

Ngoài các bệnh dị ứng quen thuộc như dị ứng mùi hương, dị ứng động vật, dị ứng thực phẩm, còn có những dạng dị ứng hiếm gặp khác, khó phát hiện hơn, khó chữa trị hơn. Vậy đó là những kiểu dị ứng như thế nào? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi tiếp bài viết này nhé!

Các bệnh dị ứng khác

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi bạn tiếp xúc một vật nào đó mà hệ miễn dịch cho rằng cơ thể đang bị gây hại. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ phản ứng quá mức và sản sinh ra kháng thể chống lại “kẻ xâm lược” – dị nguyên. Kết quả là vùng da đã tiếp xúc sẽ bị ngứa ngáy và sưng đỏ.

Sốt cỏ khô

Sốt cỏ khô là dạng bệnh rối loạn hệ miễn dịch gây ra do phản ứng dị ứng với hạt phấn và các chất khác. Người ta còn biết đến sốt cỏ khô như là bệnh dị ứng viêm mũi. Có hai dạng dị ứng gây ra bệnh này là dị ứng theo mùa – xảy ra trong suốt thời gian thực vật nở hoa và dị ứng quanh năm – xảy ra suốt năm.

Dị ứng gây viêm kết mạc (viêm kết mạc cấp tính truyền nhiễm)

Viêm kết mạc cấp tính truyền nhiễm là dạng bệnh gây ra bởi vi khuẩn và vi rút hay vi rút STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục). Bệnh viêm kết mạc cấp tính dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác nhưng không quá nguy hiểm đến sức khỏe nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Còn bệnh viêm kết mạc thì không truyền nhiễm.

Phát ban (nổi mề đay)

Bệnh phát ban còn được gọi là nổi mề đay. Chứng bệnh này bộc phát sau chứng sưng tấy. Nếu bạn thấy có vết sưng đỏ nhạt, vết đốm hay vết lằn trên da nổi lên bất thường thì đó là triệu chứng do bệnh dị ứng gây ra.

Dị ứng do côn trùng đốt (ong chích)

Ong là loại côn trùng thường xuyên gây ra dị ứng. Có nhiều loại ong gây dị ứng như ong bắp cày, ong vàng, ong hornet và kiến lửa đốt. Tuy nhiên, thông thường không có nhiều người bị dị ứng côn trùng nên có khả năng khi mắc bệnh, người bệnh thường cho rằng đó là vết đốt bị sưng lên do ong đốt chứ không hề nghĩ rằng do bị dị ứng.

Dị ứng mùi ẩm mốc

Những người dị ứng ẩm mốc có thể sẽ cảm thấy khó chịu và thường xuất hiện phản ứng dị ứng khi tiếp xúc nhiều với nấm.

Phản ứng dị ứng với ánh nắng mặt trời

Da người bình thường sẽ bị cháy nắng nếu ở lâu dưới ánh mặt trời và tia cực tím. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh dị ứng ánh nắng thì da của họ sẽ bị cháy nắng nhanh hơn bình thường và có thể phát triển nhanh thành các phản ứng dị ứng khác.

Dị ứng thuốc giảm đau aspirin (dị ứng salixylat)

Salixylat là chất hóa học tự nhiên ở thực vật và dễ dàng tìm thấy trong thành phần của đa số các loại thuốc giảm đau như aspirin và các loại thuốc giảm đau khác. Salixylat cũng có trong nhiều loại trái cây và rau củ. Ngoài ra, chất hóa học này còn có trong các sản phẩm làm đẹp.

Dị ứng mỹ phẩm

Mặc dù mỹ phẩm sẽ khiến chúng ta tự tin và xinh đẹp hơn nhưng mỹ phẩm cũng có thể gây dị ứng ở da. Một số thành phần có trong mỹ phẩm như chất tạo mùi hóa học và chất bảo quản có thể là các dị nguyên gây dị ứng.

Dị ứng niken

Dị ứng niken là dị ứng gây ra cho da sau khi tiếp xúc với niken hoặc các vật chứa kim loại.

Dị ứng thuốc

Nhiều loại thuốc sẽ có tác dụng phụ gây dị ứng. Khi bị dị ứng, hệ miễn dịch sẽ nhầm lẫn giữa phản ứng do dị ứng và phản ứng do tác dụng phụ, từ đó tạo ra chất miễn dịch thuốc.

Dị ứng chất hóa học

Dầu gội hay mỹ phẩm là những sản phẩm vô cùng thông dụng không thể thiếu trong đời sống. Tuy nhiên, có một số người bị dị ứng với chất hóa học có trong dầu gội, mỹ phẩm, chất tẩy rửa…

Dị ứng thuốc kháng sinh penicillin

Dị ứng thuốc kháng sinh penicillin là dị ứng xảy ra khi hệ tiêu hóa phản ứng quá mạnh với thuốc kháng sinh penicillin.

Mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ biết rõ hơn về bệnh dị ứng cũng như các loại dị ứng thường gặp và cách phòng ngừa. Để biết mình bị dị ứng do thực phẩm hay do thời tiết, hay một nguyên nhân nào khác… bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất nhé. Ngoài ra, bạn đừng quên chú ý chế độ ăn uống điều độ và nhớ kỹ tránh ăn phải những thức ăn gây dị ứng bạn nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Dị ứng nguyên tiềm ẩn trong thức ăn mà bạn không ngờ đến
  • Giúp bạn nhận biết và xử trí phản ứng dị ứng
  • Bạn có biết viêm họng có thể là triệu chứng dị ứng?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!