Tay chân lạnh - dấu hiệu của bệnh gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Một trong những triệu chứng thường gặp vào mùa đông nhất đó chính là hiện tượng tay chân lạnh và có cảm giác tê cóng, mặc dù đã đi nhiều lớp tất hoặc đã đắp chăn kín. Vậy nguyên nhân của căn bệnh này là gì? Và cách chữa trị ra sao. Nếu các bạn đang bị vấn đề này hoặc người thân thì hãy cùng Lily & WeCare tham khảo bài viết này nhé!

Một trong những triệu chứng thường gặp vào mùa đông nhất đó chính là hiện tượng tay chân lạnh và có cảm giác tê cóng, mặc dù đã đi nhiều lớp tất hoặc đã đắp chăn kín. Vậy nguyên nhân của căn bệnh này là gì? Và cách chữa trị ra sao. Nếu các bạn đang bị vấn đề này hoặc người thân thì hãy cùng Lily & WeCare tham khảo bài viết này nhé!

Bệnh tay chân lạnh là gì?

Vào mùa đông, tay chân lạnh là triệu chứng khá phổ biến. Bởi vậy, nhiều người lầm tưởng hiện tượng tay chân lạnh vào mùa đông là bình thường, tuy nhiên hiện tượng này còn ẩn chứa nhiều hiểm họa của các bệnh lý khác... Bệnh tay chân lạnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở phụ nữ và người cao tuổi là chủ yếu.

Tay chân lạnh là tình trạng bệnh nhân luôn cảm thấy tay, chân lạnh buốt, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết. Cần lưu ý rằng, tay chân lạnh cũng là một trong những biểu hiện của một số bệnh:

  • Nếu tứ chi thường xuyên trong tình trạng lạnh run, tóc rụng nhiều đi cùng với chứng hay quên bạn hãy nghĩ đến khả năng bị suy giảm hoạt động tuyến giáp.
  • Chân tay lạnh, các đầu ngón tay chân tê buốt như bị kim châm? Đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu vitamin B.
  • Trường hợp dù trời nóng bức, chân tay vẫn lạnh đó là biểu hiện của tình trạng thiếu máu.
  • Nếu chân tay lạnh và các đầu ngón có màu trắng nhợt nhạt có thể bạn đã bị viêm tĩnh mạch hoặc tắc nghẽn mạch máu.

Nguyên nhân bệnh tay chân lạnh

- Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng chân tay lạnh là do khí huyết không lưu thông khi nhiệt độ hạ thấp khi vào đông. Cũng có thể do hệ tuần hoàn bị trục trặc, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là lượng máu cung cấp cho bàn tay, bàn chân.

- Chứng chân tay lạnh thường gặp ở phụ nữ, những người cao tuổi, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu nhiều, sức đề kháng yếu., Ngoài ra, những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, suy tuyến giáp... cũng thường có biểu hiện chân tay lạnh.

- Đa số các trường hợp chân tay vào đông đều không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu lạnh bàn tay, chân kèm theo hiện tượng rụng tóc nhiều và mất trí nhớ, có thể do giảm hoạt động tuyến giáp; còn nếu có cảm giác tê buốt và như bị kim châm thì đó là biểu hiện của thiếu vitamin B12. Bạn có thể thử máu để xác định 2 nguyên nhân trên và có phương pháp điều trị thích hợp.

- Một trường hợp khác, nếu chân tay lạnh giá kèm theo đau, buốt hoặc đầu ngón tay chân chuyển sang màu trắng, nên nghĩ đến bệnh viêm tĩnh mạch, tắc mạch máu, như vậy sẽ nghiêm trọng và cần khám bệnh cho chính xác.

Tay chân lạnh - dấu hiệu của bệnh gì?

Triệu chứng của bệnh tay chân lạnh

  • Bỏng lạnh và tê cóng da. Bộ phận cơ thể bị tê buốt và có màu trắng, cứng hoặc sáp, chúng có thể có màu trắng-tím hoặc trắng-vàng. Phần da bị tê cóng có màu trắng nhưng không cứng và chỉ chiếm một phần rất nhỏ, phần bị bỏng lạnh thì sẽ không có cảm giác. Trong quá trình bị tê cứng, bạn có thể cảm thấy ngứa râm ran hoặc cảm thấy tê cứng như một khúc gỗ. Khi bộ phận bị tê buốt đã dịu đi, bạn có thể không thấy đau hoặc nhức. Tuy nhiên, khi bạn làm ấm nhanh bộ phận bị tê buốt đó trong nước ấm theo phương pháp khuyến cáo thì có thể sẽ thấy đau. Trong vài ngày tới, chỗ bị bỏng lạnh thường sẽ đau và sưng lên. Các vết phồng rộp có thể xuất hiện và các bộ phận bị ảnh hưởng nhiều sẽ chuyển sang màu đen;
  • Chấn thương do bị ngâm lạnh. Khu vực bị tổn thương do ngâm lâu trong nước lạnh ban đầu sẽ có màu đỏ và sau đó chuyển sang màu tím tái và sưng lên. Bạn có thể cảm thấy tê, ngứa ran hoặc đau đớn. Vài ngày sau đó, phần tổn thương sẽ đỏ lên, ngứa, sưng và có thể có mụn nước, da phân hủy hoặc thậm chí sẽ bị nhão nhoét, hóa lỏng;
  • Cước da. Cước da là các vết phát ban trên cẳng chân, bàn chân, ngón chân, bàn tay hoặc tai có màu đỏ hoặc màu xanh và có thể hình thành các vùng đóng vảy hoặc vón cục. Các bộ phận bị ảnh hưởng theo cách này hiếm khi có hiện tượng chảy máu, phồng rộp hoặc bị rách da. Cước da thường gây ngứa và rát.

Chữa bệnh tay chân lạnh với các phương pháp đơn giản

- Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn nên ngâm chân và tay trong nước ấm khoảng 40 -50 độ có pha chút muối, gừng để khí huyết lưu thông dễ dàng. Bạn cũng có thể ngâm chân tay trong nước ấm có pha tinh dầu bạc hà, hoa cúc, nhục quế hoặc oải hương. Ngâm chân tay trong nước ấm khoảng 10 – 15 phút, sau đó bạn lau khô rồi đi tất ấm, không để chân tay tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước lạnh.

- Khi trời lạnh, bạn nên chú ý giữ ấm chân tay, có thể đi các loại tất tay, chân bằng vải bông vừa có chức năng giữ ấm rất tốt, đồng thời cso thể thấm hút mồ hôi giúp chân tay ...Khi ra đường cần đeo khẩu trang, quàng khăn và đừng quên tất tay để tránh nhiễm lạnh.

- Bạn cũng nên tăng cường vitamin B1, E giúp tái tạo máu cho cơ thể.

- Cách đơn giản hơn là bạn hãy nhấp một chút gừng tươi để giúp cơ thể ấm lên. Khi ăn cam, quýt bạn chớ vứt bỏ vỏ, hãy phơi khô và khi tắm, bạn lấy túi vải bông nhỏ cho số vỏ vào ngâm chừng 10 – 15 phút là tắm được. Tinh dầu trong vỏ cam quýt không chỉ giúp da bạn mịn màng mà còn có tác dụng giữ ấm hiệu quả.

Tay chân lạnh - dấu hiệu của bệnh gì?

Những ai thường mắc phải bệnh lạnh tay chân?

Người vô gia cư, làm việc ngoài trời, đam mê các môn thể thao mùa đông và leo núi là những những người có nguy cơ mắc phải bệnh lạnh tay chân cao nhất. Nhiều hoạt động mới lạ có thể khiến cho tê cóng chân tay bao gồm môn dù lượn ở trên cao và trượt tuyết bằng diều. Đồng thời, sử dụng rượu ở vùng khí hậu lạnh cũng là một tác nhân gây ra chứng bệnh này.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh lạnh tay chân?

Những biện pháp khắc phục có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải tình trạng bị lạnh tay chân, bao gồm:

  • Giữ chỗ ở sạch sẽ và khô ráo;
  • Chuyển lên khu vực cao ráo hơn;
  • Tránh bị tê cứng đóng băng;
  • Bảo vệ phần cơ thể từ các áp lực hoặc chà xát;
  • Không nên chạm vào bên cạnh hoặc phần cuối của bồn rửa hoặc bồn tắm.

Hy vọng những thông tin trên của Lily & WeCare sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh.

Xem thêm:

  • Cách điều trị cảm lạnh sau sinh và cách phòng tránh mẹ cần ghi nhớ
  • 5 loại thực phẩm “thần kì” đánh bay cảm lạnh ở mẹ bầu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!