Trong quá trình mang thai, mỗi một giai đoạn tương ứng với một độ tuổi thai kỳ khác nhau thai nhi sẽ có những thay đổi nhất định mà mẹ bầu đều có thể cảm nhận được rõ ràng. Đặc biệt là lúc thai nhi 26 tuần tuổi, thông qua hình ảnh siêu âm trên màn hình mẹ sẽ biết được cử động của con yêu như thế nào. Vậy mẹ có biết khi thai 26 tuần tuổi sẽ biết làm gì hay không? Hãy cùng Lily & WeCare theo dõi bài viết dưới đây.
Thai nhi 26 tuần tuổi đã biết nhìn theo ánh sáng
Bước đột phá quan trọng nhất trong giai đoạn thai nhi 26 tuần tuổi chính là sự phát triển về thị lực của bé. Khi siêu âm thai kỳ, nếu bác sĩ chiếu ánh sáng vào bụng mẹ, thai nhi sẽ có chiều hướng quay đầu theo ánh sáng các mẹ nhé.
Suốt một khoảng thời gian dài từ thời kỳ đầu khi mang thai cho đến khi bé được 25 tuần tuổi thì đa phần bé sẽ đều khép kín mi mắt lại, nhưng bây giờ nó dường như đã hoàn toàn được “kích hoạt” và mi mắt sẵn sàng mở ra bất cứ lúc nào. Điều đó chứng tỏ bé đã phát triển vượt bậc, đã “nhạy” hơn với ánh sáng.
Không chỉ về thị giác, mà phổi của thai nhi giai đoạn này cũng bắt đầu đi vào hoạt động, những bộ phận trong cơ thể thai nhi sẽ hoạt động nhiều hơn, trong đó bé đã bắt đầu biết thở dù chưa có không khí trong phổi.
Thai nhi bắt đầu biết lắng nghe giọng nói của mẹ
Khi thai nhi 26 tuần tuổi, các dây thần kinh trong tai của bé dần phát triển tốt hơn và nhạy cảm hơn so với thời gian trước đây. Do đó bé sẽ “hóng chuyện” hơn, khi nghe những thì thầm từ mẹ đối với bé.
Không chỉ đơn giản trong cuộc trò chuyện giữa mẹ và bé, mà bé còn có thể lắng nghe mẹ và đáp lại. Thay vì phải đáp trả lại bằng ngôn ngữ, bé sẽ dùng những động tác của cơ thể nhỏ nhắn để “nhắc nhở” cho mẹ có thể nhận ra rằng: “Con nghe mẹ nói hết rồi nhé!”
Để trẻ có thể thông minh và phát triển tốt hơn sau khi sinh ra, các mẹ thường có thói quen trò chuyện và kể cho con nghe. Đó có khi là những câu chuyện khiến mẹ vui trong ngày, hay lời trò chuyện đầy yêu thương mẹ dành cho bé... Vì vậy trước khi đi ngủ, mẹ hãy cùng với bé thư giãn bằng nhiều cách như nghe nhạc nhẹ, hoặc kể cho con nghe một câu chuyện cổ tích, đọc sách...
Hơn nữa, giai đoạn này bé đã bắt đầu có những cú “hít” trong nhịp thở. Bé hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, đó là điều cần thiết cho sự phát triển của phổi bé sau này.
Những động tác thở và nuốt là bài thực hành hữu ích cho lần hít thở đầu tiên khi bé được sinh ra. Để ý các chuyển động nhỏ nhịp nhàng rất thường xảy ra lúc này, mẹ sẽ thấy giống như bé bị nấc cụt.
Thai nhi phát triển rất nhanh các giác quan
Thời điểm thai nhi 26 tuần tuổi, khi thăm khám thai định kỳ các bác sĩ sẽ cho mẹ xem kết quả các giác quan của bé đang phát triển rất nhanh. Trong đó, nhiều nhất là mô não, não của bé sẽ có những hoạt động tích cực, giúp hình thành giác quan và càng ngày càng hoàn thiện cho đến hết thai kỳ.
Tuy phổi của bé còn chưa trưởng thành vẫn có khả năng hoạt động nhờ vào trợ giúp nếu như sinh non ở tuần 26.
Vì sao xét nghiệm máu có thai nhưng siêu âm lại không thấy?
Địa điểm "chọn mặt gửi vàng" cho mẹ bầu khi đi siêu âm thai tại Hà Nội
Siêu âm đầu dò bao nhiêu tiền?
Các giai đoạn mang thai và xét nghiệm kèm theo trong suốt thai kỳ
Giá xét nghiệm đo độ mờ da gáy hết bao nhiêu?
Thai nhi 26 tuần tuổi nặng hơn và đạp mạnh hơn
Tuần thau thứ 26, bé sẽ nặng khoảng 800gr và dài khoảng 35 đến 36cm. Thời điểm này bé đã bắt đầu biết ngủ và thức dậy đều đặn, khi để ý bạn sẽ thấy bé sẽ có các chuyển động nhịp nhàng và có khi bé hay "đạp" thất thường vào bụng của mẹ.
So với thời điểm trước kia, thì lúc này bạn sẽ thấy sức đạp trở nên mạnh mẽ và không còn là những cái máy nhẹ nhàng giống như ở những tháng đầu. Đây là dấu hiện đáng mừng, cho thấy bé yêu đang ngày một lớn nhanh và khỏe mạnh.
Các hoạt động khác của thai nhi
Bên cạnh những động tác như đạp, mút tay, cử động nhẹ nhàng, ngủ, nhắm mở mắt... Thì thai nhi 26 tuần tuổi còn có thể làm nhiều hơn thế.
Với những bé phát triển tốt, thì ở giai đoạn này thường hay có những động tác khác như ngáp, tự nắm lấy tay, sờ mặt...
Ngoài ra có thể mẹ sẹ khá ngạc nhiên khi biết dù chỉ mới 26 tuần tuổi, nhưng bé đã biết giận hờn và mỉm cười khi mẹ nói những lời yêu thương hoặc "trêu" bé. Và đây được xem là những phản ứng rất bình thường, đánh dấu cho một thai kỳ phát triển tốt và đáng mừng.
Xem thêm
Thai nhi tuần thứ 26 phát triển như thế nào?
Chiều dài xương mũi của thai nhi 26 tuần như thế nào?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!