Mang thai suốt hơn 9 tháng, ngoài sự mong ngóng chờ ngày bé chào đời, nhiều người mẹ lại luôn có những thắc mắc về cuộc sống thai nhi trong bụng. Liệu bé có cảm xúc khi ở trong bụng mẹ không hay cảm xúc của mẹ có ảnh hưởng tới con không? là những thắc mắc thú vị của nhiều mẹ. Bài viết này sẽ giúp mẹ hiểu thêm về những cảm xúc của thai nhi hay những ảnh hưởng cảm xúc của người mẹ khi mang thai tới trẻ sau này.
Trẻ có cảm xúc ngay khi còn trong bụng mẹ
Với thắc mắc rằng: “Thai nhi có biểu hiện cảm xúc không?” của nhiều bà mẹ thì câu trả lời là “Có”. Thai nhi cũng có những cảm xúc tình cảm như một người bình thường, cũng có cảm xúc yêu thương, vui vẻ, giận hờn. Dù mới là thai nhi nhưng não bộ của thai nhi cũng được hình thành từ rất sớm, sau đó là sự hình thành các giác quan vì vậy thai nhi có sự nhận thức và tư duy từ các thông tin mà bé cảm nhận được từ trong bụng mẹ.
Não bộ của thai nhi cũng được hình thành từ rất sớm nên thai nhi có thể tư duy và nhận thức các thông tin từ khi còn trong bụng mẹ.
Cơ thể thai nhi và người mẹ được nối với nhau thông qua dây rốn vì vậy mà mẹ và bé luôn có một mối quan hệ khăng khít. Mọi hành động lời nói hay nhưng tác động bên ngoài của người mẹ, trẻ đều có thể cảm nhận và ít nhiều ảnh hưởng tới cảm xúc của thai nhi.
- Trẻ có thể nghe: sau tuần thứ 23 của thai kỳ, chức năng của trẻ đã được hoàn thiện và trẻ sẽ có phản hồi lại với những tiến động bên ngoài.
- Trẻ phản ứng với ánh sáng: khi trẻ được khoảng 5 tháng tuổi, trẻ có thể sẽ bị giật mình khi nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy kích thích ở bụng mẹ.
- Trẻ có thể cảm nhận được mùi vị: ngay từ khi trong bụng mẹ trẻ đã có thể cảm nhận được mùi vị từ các loại thực phẩm mà người mẹ ăn.
Cách thai nhi biểu hiện cảm xúc
Cảm xúc của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều từ cảm xúc của người mẹ, bé thường sẽ vui buồn, lo lắng giống như cảm xúc của mẹ. Thai nhi có khả năng tư duy, có cảm xúc nhưng biểu hiện cảm xúc của thai nhi lại không giống như người trưởng thành. Cụ thể như khi bé vui, hưng phấn, bé sẽ có những biểu hiện nghịch ngợm như đạp, kéo dây rốn, quấn dây rốn, ví dụ như khi cho bé nghe nhạc rock bé sẽ hưng phấn và đạp liên tục. Nhưng nếu thay vào đó một bản nhạc không lời nhẹ nhàng, trẻ lại sẽ nằm yên để lắng nghe. Khi bé cáu giận cũng sẽ có những hành động đạp vào thành bụng mẹ nhưng với nhịp, cường độ khác với lúc bé vui. Có thể thấy đạp chính là một cách bé biểu hiện cảm xúc hay giao tiếp tới người mẹ. Vì vậy những lúc bé đạp,các mẹ có thể nhẹ nhành vuốt ve, xoa bụng và nói những lời yêu thương để bé cảm thấy được yêu thương, an tâm khiến bé không còn đạp nữa.
Đạp chính là một cách bé biểu đạt cảm xúc hay giao tiếp tới người mẹ.
5 món ăn giúp thai nhi "biểu hiện cảm xúc cười" trong bụng mẹ
Khám phá những "trò vui nhộn" của thai nhi khi trong bụng mẹ
Mẹ có biết: Thai nhi biết cảm nhận mùi vị và nhiều hơn thế
Không thấy thai máy có phải thai bị chết lưu không?
Cách phòng tránh thai lưu tốt nhất cho bà bầu
Với sự phát triển cua khoa học kỹ thuật hiện nay, các ông bố bà mẹ sẽ có thể may mắn bắt gặp được những biểu hiện cảm xúc trên gương mặt của thai nhi. Siêu âm màu, siêu âm 4D sẽ giúp bạn có thể nhìn thấy gương mặt cười khi bé vui hay gương mặt cau có lúc bé tức giận.
Sự kết nối giữa thai nhi và người mẹ trong quá trinh mang thai còn rất nhiều điều thú vị, kì lạ mà đến nay khoa học cũng chưa thể lý giải được. Vì vậy, trong quá trình mang thai, các mẹ bầu nên vui vẻ và thoải mái để khi ra đời bé sẽ có tính cách lạc quan, hoạt bát vui vẻ. Ngược lại, nếu thai phụ luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, căng thẳng, trẻ sinh ra thường có tính cách tự tin và sống kép kín.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!