Định nghĩa
Định nghĩa
Bệnh than (bệnh nhiệt thán) là bệnh gì?
Bệnh than, hay còn gọi là bệnh nhiệt thán, là một loại bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Bacillius anthracis. Con đường lây nhiễm phổ biến nhất của căn bệnh này lên người là qua da, đường tiêu hóa và đường hô hấp. Hiện nay mối nguy hiểm do bệnh than gây ra lại ngày càng gia tăng do bị lợi dụng để làm vũ khi sinh học. Có lẽ nhiều người đã từng nghe đến căn bệnh này qua vụ khủng bố sinh học ở Mỹ năm 2001. Một số kẻ đã phát tán mầm bệnh than qua hệ thống thư tín ở Mỹ, khiến cho năm người chết và 22 nhiễm bệnh.
Những ai thường mắc phải bệnh than (bệnh nhiệt thán)?
Những người thường mắc bệnh than là những người thường xuyên tiếp xúc với động vật và các sản phẩm từ động vật (như thịt, da). Các đối tượng như nông dân, bác sĩ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm…có nguy cơ mắc bệnh than cao.
Triệu chứng và dấu hiệu
Triệu chứng và dấu hiệu
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh than (bệnh nhiệt thán) là gì?
Các triệu chứng của bệnh nhiệt thán ở da thường bắt đầu vào khoảng 1 đến 7 ngày sau khi tiếp xúc, bao gồm:
- Nổi những nốt mụn gây ngứa tương tự vết cắn của côn trùng, về sau sẽ trở thành những vết loét da màu đen, thường xuất hiện ở mặt, cổ, cánh tay và bàn tay.
- Phần da bị tổn thương thường sưng lên nhưng không đau.
- Một lớp vảy thường sẽ hình thành, khô lại và tróc ra sau khoảng 2 tuần. Tuy nhiên, thời gian để hồi phục hoàn toàn thường lâu hơn.
Các triệu chứng của bệnh than hô hấp ban đầu sẽ giống bệnh cảm cúm nhưng dần dần có những chuyển biến nghiêm trọng:
- Sốt;
- Ho;
- Mệt mỏi.
- Da xanh xao;
- Nôn ra máu;
- Đau ngực.
Bệnh than hô hấp thường gây ra bệnh nhiễm trùng nặng và gây tử vong.
Các triệu chứng của bệnh than tiêu hóa như:
- Đau miệng và cổ họng;
- Sưng hạch bạch huyết;
- Buồn nôn, nôn mửa;
- Mệt mỏi;
- Chán ăn;
- Đau bụng;
- Tiêu chảy ra máu và sốt cũng có thể xuất hiện.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn nghĩ rằng mình đã tiếp xúc ở môi trường có nguy cơ gây bệnh than, có các dấu hiệu và triệu chứng trên sau khi tiếp xúc với động vật hoặc sản phẩm từ động vật ở những nơi mà bệnh than phổ biến trên thế giớithì hãy đi khám ở các bệnh viện hay trung tâm y tế ngay. Bệnh than cực kỳ nguy hiểm việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.
Nguyên nhân
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh than (bệnh nhiệt thán) là gì?
Bào tử của vi khuẩn có tên Bacillus anthracis là nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt thán. Các bào tử này có thể ẩn mình trong môi trường tự nhiên trong nhiều năm và sau đó khi tìm được môi trường thích hợp thì sẽ bắt đầu sinh sôi nảy nở. Hầu hết các trường hợp bị bệnh than là do tiếp xúc với động vật hoặc sản phẩm từ động vật bị nhiễm bệnh (thịt và lông). Vi khuẩn bệnh than cũng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương nhỏ và đôi khi không nhìn thấy được trên da. Ngoài ra bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh do hít phải các bào tử vi khuẩn bệnh than hoặc ăn phải thịt nhiễm khuẩn.
Nguy cơ mắc bệnh
Nguy cơ mắc bệnh
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh than (bệnh nhiệt thán)?
Bệnh than chỉ xuất hiện nếu bạn tiếp xúc trực tiếp với bào tử của vi khuẩn gây bệnh. Những trường hợp sau có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Phục vụ trong quân đội và được triển khai đến các khu vực có nhiều nguy cơ tiếp xúc với bệnh than.
- Nghiên cứu liên quan đến bệnh than trong phòng thí nghiệm.
- Xử lý da, lông thú từ các khu vực có tỷ lệ mắc bệnh than cao.
- Làm việc trong ngành thú y, đặc biệt khi bạn tiếp xúc với vật nuôi.
- Tiêm chích ma túy bất hợp pháp, chẳng hạn như heroin.
Điều trị
Điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh than (bệnh nhiệt thán)?
Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh than, và đạt hiệu quả chữa trị cao nhất trong vòng 60 ngày kể từ khi tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh. Những loại thuốc phổ biến nhất là ciprofloxacin, doxycycline, hoặc penicillin. Bác sĩ thường sử dụng kết hợp thuốc khánh sinh và một loại thuốc khác truyền qua tĩnh mạch.
Bệnh nhân có các triệu chứng trở nghiêm trọng có thể yêu cầu được chăm sóc hỗ trợ tại bệnh viện và truyền dịch kháng sinh. Nếu điều trị nhanh có thể chữa khỏi bệnh than ở da và đường tiêu hóa. Bệnh than hô hấp thì khó điều trị hơn và có thể gây tử vong.
Hiện nay đã có văc-xin cho bệnh than, nhưng nó không hiệu quả 100%. Việc tiêm vắc-xin được áp dụng cho các quân nhân, các nhà khoa học nghiên cứu liên quan bệnh than, và những người có nguy cơ mắc bệnh than cao. Vắc-xin bệnh than không được sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, hoặc người lớn tuổi.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh than (bệnh nhiệt thán)?
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh than dựa trên khám nghiệm lâm sàng các triệu chứng người bệnh đang có và các yếu tố nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh than trong quá khứ. Ngoài ra, cách tốt nhất để chẩn đoán là nuôi cấy và cách ly khuẩn Bacillius anthracis khỏi các mẫu da, máu, hoặc phân. Bác sĩ cũng có thể thực hiện các xét nghiệm chụp x-quang ngực, chụp CT, nội soi, chọc ống sống thắt lưng để đảm bảo rằng các triệu chứng không phải do bệnh khác gây ra.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh than (bệnh nhiệt thán)?
Bạn có thể kiểm soat bệnh than bằng cách:
- Tiêm ngừa: bạn nên tiêm vắc-xin phòng bệnh than nếu phải làm việc trong các ngành công nghiệp có nguy cơ nhiễm bệnh than cao. Bác sĩ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm, và nhân viên phản ứng khẩn cấp đều nên được tiêm phòng.
- Gặp bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng của bệnh than xuất hiện.
- Uống đầy đủ các loại thuốc kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ. Đừng ngưng dùng thuốc khi bác sĩ không yêu cầu.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!