Thấp khớp cấp ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu?

Kiến Thức Y Học - 05/09/2024

Hiện nay, nhiều người cho rằng, thấp khớp cấp chỉ diễn ra ở người lớn mà quên rằng, thấp khớp có ở cả trẻ em. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ thấp khớp cấp ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh thấp khớp cấp? Cùng Lily & WeCare tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau đây.

Hiện nay, nhiều người cho rằng, thấp khớp cấp chỉ diễn ra ở người lớn mà quên rằng, thấp khớp có ở cả trẻ em. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõthấp khớp cấp ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh thấp khớp cấp? CùngLily & WeCaretìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau đây.

Thấp khớp cấp ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu?

Thấp khớp cấp ở trẻ em là gì?

Trong y học, bệnh thấp khớp ở trẻ em được có nhiều tên gọi khác nhau, bao gồm thấp khớp cấp, viêm khớp cấp do thấp, thấp tim, sốt thấp.

Bệnh thấp khớp là bệnh tự miễn có tính hệ thống với các dấu hiệu biểu hiện ở nhiều cơ quan, là biến chứng của bệnh viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A không được điều trị kịp thời và dứt điểm.

Bệnh thấp khớp cấp có thể gây tử vong trong giai đoạn cấp hoặc để lại các di chứng nặng nề do tổn thương vĩnh viễn các van tim và dẫn đến suy tim. Bệnh này thường gặp ở trẻ em từ 5-15 tuổi cả nam lẫn nữ.

Thấp khớp cấp ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu?

Nhận biết các dấu hiệu bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em như thế nào?

Bệnhthấp khớp cấp ở trẻ em được chia thành hai giai đoạn là giai đoạn khởi phát và giai đoạn toàn phát với những dấu hiệu như:

- Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn này, người mắc thấp khớp cấp thường được phát hiện sau khi trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A được 2 tuần. Lúc đó, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt cao từ 38 – 39 độ C, người mệt mỏi, xanh xao, vã mồ hôi.

Đồng thời, người bệnh xuất hiện các triệu chứng liên quan đến bệnh viêm đường hô hấp trên, viêm họng, bao gồm trẻ bị đau rát họng; trẻ khi nuốt nước bọt hoặc đồ ăn thấy vướng; trẻ bị ho khan hoặc có đờm; trẻ có hạch ở góc hàm.

- Giai đoạn toàn phát

Đến giai đoạn này, trẻ mắc thấp khớp cấpthường có dấu hiệu như sau:

Trẻ có dấu hiệu đau tại khớp, trong đó trẻ bị viêm khớp; khớp bị sưng nóng và đỏ gây đau khớp cổ tay cho trẻ. Ngoài ra, tại các vị trí như, khuỷu tay, đầu gối, mắc cá chân, bàn chân của trẻ khi di chuyển từ khớp này sang khớp khác sẽ bị đau.

Trẻ bị thấp khớp sẽ có các dấu hiệu bất thường. Ví dụ, trẻ bị viêm cơ tim; trẻ bị viêm ngoài màng tim; trẻ bị viêm nội tâm mạc. Ngoài ra, trẻ sẽ mắc phải một số di chứng nặng như hẹp hở van hai lá, hở van ba lá, hở van động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, tim to, suy tim...

Ngoài ra, trẻ bị thấp khớp cấp có các dấu hiệu khác như: viêm phổi, tràn dịch màng phổi, gan lách to, viêm cầu thận, viêm động tĩnh mạch...

Trẻ bị thấp khớp cấp nguy hiểm không?

Đối với trẻ nhỏ bị thấp khớp cấp, nhiều phụ huynh đã vô tình bỏ qua không chữa trị. Tuy nhiên, nếu bệnh này để lại biến chứng, nó sẽ gây nguy hiểm tới hiểm tới hệ thống xương khớp của bé.

Bệnh thấp khớp cấp ở trẻ em có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các van tim dẫn đến suy tim. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh tim sau này đối với người bệnh.

Thấp khớp cấp ở trẻ em là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu?

Phòng bệnh thấp khớp cấp ở trẻ như thế nào?

Các bậc phụ huynh có thể tham khảo cách phòng bệnh thấp khớp cho trẻ, bao gồm phòng thấp khớp ban đầu và phòng thấp khớp tái phát.

Đối với trẻ chưa bao giờ bị bệnh thấp khớp, bậc phụ huynh có thể áp dụng phòng thấp khớp ban đầu.

Ngoài ra, cha mẹ cần cho trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày, ngâm họng nước muối...

Đồng thời, cha mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị viêm nhiễm đường hô hấp trên.

Cha mẹ khi phát hiện trẻ bị viêm họng, sưng khớp cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám bệnh, làm xét nghiệm để phát hiện, điều trị bệnh thấp khớp đúng cách.

Thấp khớp cấp ở trẻ emlà căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không hiểu rõ bệnh, nguyên nhân, dấu hiệu khiến bệnh tình của trẻ nặng hơn sẽ là nỗi thảm họa lớn đối với các bé, bậc phụ huynh. Với những chia sẻ vừa rồi,Lily & WeCaremong rằng, các bậc phụ huynh nên chú ý, chủ động đưa con đi khám và điều trị nếu có dấu hiệu bệnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!