Thấy những dấu hiệu sau ở miệng, bạn phải tới bác sĩ ngay!

Cần biết - 11/24/2024

Theo các bác sĩ, ung thư vùng khoang miệng rất phổ biến và dễ nhầm lẫn, bỏ qua các dấu hiệu của bệnh sẽ dẫn tới mất thời gian vàng điều trị.

Thấy những dấu hiệu sau ở miệng, bạn phải tới bác sĩ ngay!

Ung thư khoang miệng

Nhầm với nhiệt miệng

Ông Nguyễn Văn Lực – 61 tuổi ở Hoàng Mai, Hà Nội vừa đến bệnh viện khám và được chẩn đoán ung thư lưỡi. Phần lưỡi xuất hiện một điểm gờ, có các vảy trắng nhưng ông Lực không thấy đau mà nghĩ do nóng, nhiệt miệng và không đến bệnh viện khám.

Khi dấu hiệu càng nặng, vết loét cứ to ra nhưng không liền lại, ăn uống cộm khó nuốt, ông Lực mới tới bệnh viện kiểm tra. Sinh thiết chẩn đoán ung thư lưỡi. Ông Lực kể, vết trắng sần có loét nhỏ xuất hiện cả năm nay, ông không nghĩ đó là bệnh ung thư tìm đến mình. Ông chủ quan không đến bác sĩ sớm.

Ông Lực có tiền sử hút ngày nửa bao thuốc từ hơn chục năm nay. Khi bác sĩ cho biết tác nhân gây ung thư do thuốc lá gây ra, ông Lực thấy tiếc nuối vì đã mang “thuốc độc” vào cơ thể.

Không giống với ông Lực, bà Đỗ Thị Bền – 58 tuổi, Nho Quan, Ninh Bình vùng miệng xuất hiện đốm đen, trắng hai năm nay ban đầu như nốt ruồi rồi dần to lên bằng đầu ngón tay út. Vết chàm không gây đau, không chảy máu mà cứ to dần, có gờ nhưng bà Bền không đi khám ở bệnh viện.

Khoảng 2 tháng nay, vết lạ đó gây đau và bắt đầu loét. Bà Bền tới bệnh viện huyện khám được chẩn đoán viêm và được kê thuốc uống 15 ngày không có dấu hiệu đỡ. Bác sĩ khuyên bà nên tới cơ sở y tế lớn kiểm tra. Kết quả, tại bệnh viện bác sĩ chẩn đoán bà bị ung thư khoang miệng giai đoạn 2.

Các bác sĩ đã phát hiện khối u ở vùng má lên tới 3cm. Bà Bền được phẫu thuật cắt u và nạo vét hạch để triệt căn tế bào ung thư xung quanh. Cắt bỏ vùng má hàm và tái tạo lại khoang miệng.

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Thái (Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba), ung thư khoang miệng bệnh nhân rất dễ nhầm với các bệnh lý khác như viêm họng, nhiệt miệng dẫn tới bệnh nhân thường đi khám bệnh muộn.

Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư khoang miệng chưa rõ ràng do tác nhân nào. Tuy nhiên, bác sĩ Thái cho biết, các nghiên cứu báo cáo các chuyên gia đều chỉ ra rằng 75% các trường hợp ung thư khoang miệng bao gồm sàn miệng, lưỡi, môi, niêm mạc má đều có liên quan đến hút thuốc lá. Không chỉ hút thuốc lá chủ động mà ngay cả hút thuốc lá thụ động cũng tăng khả năng ung thư vùng mũi miệng.

Nếu những người hút thuốc lá lại thêm việc sử dụng nhiều bia rượu thì tăng khả năng ung thư khoang miệng lên rất nhiều.

Dấu hiệu ung thư khoang miệng

So với nhiều loại ung thư khác, ung thư khoang miệng dễ chẩn đoán và cho tiên lượng điều trị rất tốt ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn sau phẫu thuật. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư khoang miệng ở Việt Nam đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị kém hiệu quả.

Ở giai đoạn muộn, tổn thương trong miệng có thể lan rộng gây những cơn đau kéo dài, mất chức năng của miệng như ăn uống, nói chuyện, bị biến dạng khuôn mặt do phẫu thuật cắt u, thậm chí tử vong.

Theo số liệu WHO năm 2018, ung thư khoang miệng tại Việt Nam xếp thứ 18 trong số các loại ung thư phổ biến với gần 1.900 ca mắc mới, trong đó tỉ lệ tử vong chiếm khoảng 50%.

Khi thấy các dấu hiệu sau đây, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính là một trong những căn bệnh phổ biến và đặc biệt, đây có thể là dấu hiệu của một chứng bệnh nguy hiểm hơn, đó chính là căn bệnh ung thư khoang miệng.

Vì thế, khi bị viêm họng, nếu sử dụng mật ong, kẹo ngậm chanh hoặc nước muối loãng mà cơn đau không giảm, không dứt hẳn sau một thời gian dài sử dụng thì bạn nên đi khám nha sĩ ngay lập tức.

Đau lưỡi, khó nhai

Ngoài ra, hiện tượng đau lưỡi, hàm răng yếu và khó nhai thức ăn cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư này, các nha sĩ cảnh báo.

Chảy máu bất thường trong khoang miệng

Việc chảy máu có thể diễn ra tự nhiên, sau va chạm nhẹ, sau ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.

Vết loét hoặc vết chồi lâu lành

Nếu như bạn nhận ấy những vết loét trên khoang miệng lâu lành trên một tháng, xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng. Những vết loét này thường không đau, đụng nhẹ vào thấy hơi sượng cứng hoặc mất đi độ mềm mại. Đau thường xảy ra ở giai đoạn trễ hơn.

Nổi cục hạch vùng cổ không đau

Bệnh nhân phát hiện nổi u hạch ở vị trí thường gặp nhất như vùng dưới xương hàm và vùng dưới cằm. Đây chính là một dấu hiệu sờ thấy của căn bệnh ung thư khoang miệng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!