'Nói xin lỗi đi con'.
'Đi xin lỗi ngay và nhớ phải thật lòng đấy'.
'Nghe có vẻ như con chẳng hối lỗi tí nào'.
'Bạn ấy sẽ không muốn làm bạn với con nữa nếu con không xin lỗi ngay bây giờ'.
Bạn có thấy những câu nói này rất quen không? Đây là chủ đề gây nhiều tranh cãi đối với các phụ huynh. Chúng ta muốn con cái mình có cách hành xử đúng đắn, thực lòng biết cảm nhận và thể hiện sự đồng cảm dành cho người khác, khi xin lỗi cũng phải ngỏ lời một cách chân thành và chính xác. Tuy nhiên, khi bắt con xin lỗi, chúng ta thực sự đang muốn truyền cho con điều gì?
Theo tôi, đó là:
Mẹ cần con xin lỗi để mẹ có thể cảm thấy khá hơn về chuyện vừa xảy ra…
Đây là cách chúng ta giải quyết vấn đề…
Mẹ muốn con làm điều mẹ nói…
Con cần mẹ nói cho con biết phải cảm nhận và cư xử như thế nào…
Mẹ đang nắm quyền kiểm soát… (mẹ lớn hơn và mạnh hơn).
Chúng ta muốn con cái mình có cách hành xử đúng đắn, thực lòng biết cảm nhận và thể hiện sự đồng cảm dành cho người khác, khi xin lỗi cũng phải ngỏ lời một cách chân thành và chính xác (Ảnh minh họa).
Thành thực mà nói, các mẹ thường muốn con nói lời xin lỗi bất luận là thế nào, kể cả việc con làm không liên quan gì tới cảm xúc hay suy nghĩ của con… Có thể đó không phải là thông điệp mà chúng ta thực sự muốn gửi đến trẻ nhưng nó lại thường xuyên xảy ra trong thực tế.
Cách ứng xử rất quan trọng vàlời xin lỗi là cần thiết. Nhưng, khuyến khích sự hình thành và duy trì những điều này mới đóng vai trò thiết yếu trong các mối quan hệ lành mạnh: mong muốn chân thật được tái kết nối và thể hiện sự đồng cảm với người khác.
Hãy nghĩ mà xem. Bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu sau khi bạn bị một người bạn gây tổn thương sâu sắc nhưng người đó chỉ thốt lên một câu 'nói mà như không nói': 'Xin lỗi nhé'. Hay sau một trận tranh cãi kịch liệt đầy nước mắt với đứa con đang tuổi thiếu niên khiến bạn cảm thấy hoàn toàn chán nản, thì chồng/vợ bạn lại bình luận: 'Sao lại nổi đóa lên kiểu đó chứ?! Anh/em cần đi xin lỗi con đi'.
Tôi mạo muội nói rằng, bạn có thể còn cảm thấy tổn thương hơn, có cảm giác mình bị hiểu lầm và mình đơn độc, thậm chí, muốn điên lên.
Thông thường, những tình huống mà sau đó, chúng ta buộc mình phải nhắc con xin lỗi, cũng được xác định chỉ bằng những cảm xúc tương tự. Tổn thương khi hoặc con là người phạm lỗi hoặc ở phía nạn nhân; bực bội và giận dữ khi thứ đồ chơi yêu thích bị bạn lấy mất, một ý tưởng tuyệt vời bị từ chối; trải nghiệm một sự bất công nào đó; bị hiểu lầm bởi cảm xúc và suy nghĩ của con không được tôn trọng, bởi người lớn không nắm được đầu đuôi sự việc dẫn tới xung đột đó, bởi con đã không được lắng nghe; đơn độc vì bị hiểu lầm, vì không được lắng nghe, vì bị tổn thương từ bên trong, vì bị từ chối; giận dữ muốn điên lên vì con không thực sự thích những gì bạn con đã làm và cảm xúc của con cứ thế trào dâng.
Bắt con xin lỗi chẳng có chút ích lợi gì trong việc giúp trẻ hiểu về cảm nhận của mình, tại sao lại có cảm giác đó, có thể làm gì với tất cả cảm xúc rối loạn này, tất cả đều là dự báo cho việc con bạn có phải người biết cảm thông hay không.
Bắt con xin lỗi chẳng có chút ích lợi gì trong việc giúp trẻ hiểu về cảm nhận của mình (Ảnh minh họa).
'Xin lỗi' nhiều phần xuất phát từ nhu cầu của chúng ta, thay vì của trẻ. Vậy, bạn có thể làm gì để giúp con nói lời xin lỗi một cách chân thành, tự trọng và đúng mực?
1. Làm gương cho con
Hãy thật lòng bất cứ khi nào bạn nói lời xin lỗi bằng việc thể hiện sự thông cảm, đồng cảm với con, với người khác và với hoàn cảnh của họ.
2. Gọi tên và xác nhận cảm xúc của mọi bên liên quan
Trở lại ví dụ về cuộc cãi vã giữa bạn và con. Nếu chồng bạn nói: 'Em yêu, việc này thật quá khó khăn. Hãy để anh ôm em một chút trong lúc em bình tâm trở lại nhé', bạn sẽ cảm thấy thế nào?. Câu nói và hành động này của chồng có thể thay đổi hành động tiếp theo của bạn ra sao? Tôi cược rằng, bạn sẽ cảm thấy mình được quan tâm, được thấu hiểu, được lo lắng và ở vị trí tốt hơn, bạn hoàn toàn có thể kết nối lại với con và xin lỗi vì đã mất bình tĩnh đến vậy. Và khi đó, lời xin lỗi cũng sẽ xuất phát từ thực tâm.
3. Đưa ra lựa chọn hay ý tưởng
'Con có thể làm gì để giúp bạn ấy thấy khá hơn?'.
'Khi con sẵn sàng để cho bạn biết con cảm thấy có lỗi, bạn sẽ trân trọng điều đó'.
'Con có thể sử dụng từ ngữ hay con muốn thể hiện cho bạn con thấy con biết lỗi rồi'.
Lời nói, những nụ cười, bàn tay vỗ về an ủi, chia sẻ một thứ đồ chơi hay chơi cạnh nhau – đây đều là những cách chính xác và thực tế mà trẻ có thể sử dụng để bày tỏ sự hối lỗi của mình.
Lời xin lỗi chân thành tự bản thân nó sẽ được thấu hiểu và đón nhận (Ảnh minh họa).
4. Để ý xem con bạn tự chọn/làm gì để thể hiện sự hối lỗi, cảm xúc của trẻ và gọi tên chúng
'Cảm ơn con vì đã chia sẻ cho bạn chơi bạn thú nhồi bông đặc biệt của con. Con muốn giúp bạn cảm thấy khá hơn đó mà. Thật đẹp khi con làm như vậy để bạn thấy con thấy có lỗi với bạn nhường nào'.
Làm như vậy chính là bạn đang giúp con hiểu thế nào là mối quan hệ lành mạnh, tràn đầy sự quan tâm. Lời xin lỗi chân thành tự bản thân nó sẽ được thấu hiểu và đón nhận. Cần thời gian để trẻ lớn khôn, có thể chạm vào chiều sâu trong tâm hồn mình, để đáp lại bằng sự cảm thông và chân thật trong một tình huống khó khăn. Thời gian, sự kiên nhẫn và những chỉ dẫn dịu dàng… hãy tin vào tác dụng của chúng. Khi làm được như thế, lời 'Xin lỗi' sẽ tự nhiên tiếp nối và lần này, chắc chắn hoàn toàn thật tâm.
Vài nét về tác giả:
Alice Hanscam điều hành công ty Denali Parent Coaching, tác giả của các cuốn sách dạy làm cha mẹ. Bà từng dạy trường mẫu giáo, đồng giám đốc một trung tâm về trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cố vấn cho các nhà cung cấp dịch vụ trông trẻ, đứng lớp về nghề làm cha mẹ và làm tình nguyện viên trong các trường công lập cũng như Trung tâm Y tế Providence Alaska (Bắc Mỹ). Bà có 2 con gái rất đáng yêu.
Nguồn: Mother
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!