Thịt lợn nhập giá rẻ, có đảm bảo an toàn?

Các bệnh - 11/24/2024

Bộ Công Thương khẳng định, với mục tiêu đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ chỉ cho phép nhập khẩu thịt lợn từ những nguồn hàng có chất lượng.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2019 là một năm gặp nhiều biến cố đối với ngành chăn nuôi lợn do chịu thiệt hại nặng nề từ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Sản lượng thịt lợn giảm sâu, khoảng gần 14%, so với năm 2018.

Trước tình hình thiếu hụt nguồn cung trong nước, lượng nhập khẩu thịt vào Việt Nam tăng mạnh do nhu cầu lớn vào dịp cuối năm và giáp Tết Nguyên đán.

Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết lượng nhập khẩu thịt trong tháng 10 và tháng 11-2019 tăng mạnh do nhu cầu lớn vào dịp cuối năm và giáp tết Nguyên đán 2020. Trong tháng 11-2019, lượng thịt heo nhập khẩu đạt hơn 15.000 tấn với kim ngạch 15,9 triệu USD, tăng 164% về lượng và 113% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, tính trung bình mỗi ký thịt heo nhập khẩu về Việt Nam chỉ có giá 1,06 USD/kg, tính ra chưa tới 25.000 đồng/kg (chưa tính các loại thuế, phí).

Cục Xuất nhập khẩu cũng cho biết những loại thịt lợn này chủ yếu được nhập từ Ba Lan, Đức, Pháp, Mỹ, Hà Lan,... Các nước này có ngành chăn nuôi rất phát triển, quy mô chăn nuôi công nghiệp lớn nên chi phí, giá thành thấp.

Bên cạnh đó, cơ cấu chủng loại thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam có nhóm thịt thứ phẩm giá thấp như xương, chân giò, móng giò, mỡ và nội tạng... Như tại Mỹ và các nước tiên tiến, khi giết thịt một con lợn, họ chỉ ăn từ phần vai trở xuống đến hết phần ba chỉ và trước phần mông. Còn lại đầu, chân, nội tạng và mông sẽ bỏ. Trong khi đó doanh nghiệp nhập nhiều về làm thực phẩm chế biến, đẩy giá nhập khẩu thịt lợn bình quân xuống mức thấp. 

Thịt lợn nhập giá rẻ, có đảm bảo an toàn?

Bộ Công Thương chỉ cho phép nhập khẩu thịt lợn từ những nguồn hàng có chất lượng. Ảnh: Nguyên Hà

Với mức giá này, nhiều người tiêu dùng lo lắng về chất lượng thịt nhập khẩu giá rẻ. Tuy nhiên Bộ Công Thương cũng lên tiếng khẳng định, với mục tiêu đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ chỉ cho phép nhập khẩu thịt lợn từ những nguồn hàng có chất lượng. Hiện nay, có 24 quốc gia được nhập khẩu thịt lợn chính ngạch vào Việt Nam gồm: Argentina, Úc, Bỉ, Áo, Brazil, Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Pháp, Đức, Hungari, Ấn Độ, Ireland, Litva, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Niuzelan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Mỹ, Nga, Mexico…

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 12-12-2019, ông Hoàng Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng lên tiếng khẳng định sẽ có phối hợp với các bên kiểm soát, nhập khẩu sản phẩm thực sự tốt mà không ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi trong nước.

Hiện nay có 1.641 doanh nghiệp nước ngoài được phép xuất khẩu thịt heo và các sản phẩm từ thịt heo vào Việt Nam. Có khoảng 140 doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện nhập khẩu thịt heo từ các nước, các doanh nghiệp này.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!