Thời điểm tốt nhất để bổ sung các loại thực phẩm

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Sau khi dùng bữa, nếu biết cách 'bổ sung' thực phẩm 'vàng' hợp lý sẽ giúp dưỡng chất phát huy được hiệu quả tối ưu.

Theo các chuyên gia khuyến cáo, cuộc sống hiện đại không những đòi hỏi con người phải chú trọng đến các bữa ăn một cách khoa học, mà sau khi dùng bữa, nếu biết cách 'bổ sung' thực phẩm hợp lý sẽ giúp dưỡng chất phát huy được hiệu quả tối ưu, đồng thời phòng ngừa tình trạng stress.

Dưới đây là một vài lưu ý về thời điểm tốt nhất bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm:

Một quả lê sau khi ăn đồ nướng

Trong quả lê có chứa nhiều vitamin, chất xơ thực vật và canxi, sắt, phốt pho… Đây là loại quả có công hiệu thanh nhiệt, giải độc được lưu truyền từ xưa đến nay.

Theo nghiên cứu của Học viện Y học thuộc trường Đại học Hansung (Hàn Quốc), sau khi ăn bữa ăn với đồ nướng, bổ sung một quả lê có thể giúp những vật chất gây ung thư tích tụ trong cơ thể được thải ra ngoài với một lượng lớn.

Nghiên cứu còn cho thấy, nước ép lê đã qua nhiệt càng chứa nhiều polyphenol - chất có khả năng kháng ung thư. Vì vậy, loại quả này thật sự hữu ích sau những bữa ăn nhiều đồ nướng hoặc những người vốn nghiện thuốc lá.

Thời điểm tốt nhất để bổ sung các loại thực phẩm

Trong quả lê có chứa nhiều vitamin, chất xơ thực vật và canxi, sắt, phốt pho…

Một ly trà đại mạch sau bữa ăn thịnh soạn

Sau khi ăn quá nhiều thịt cá hay đồ cay nóng, bạn có thể bổ sung thêm một ly trà đại mạch hơi đậm và ấm. Động tác này không những giúp cơ thể phân giải các chất béo dầu mỡ, mà còn thúc đẩy tiêu hóa.

Theo nghiên cứu của Học viện Khoa học Đông y Trung Quốc, trà đại mạch có nhiều công dụng quý giá như cân bằng và làm ấm dạ dày, chống khát, giải nhiệt, thúc đẩy tiêu hóa…

Thời điểm tốt nhất để bổ sung các loại thực phẩm

Sau khi ăn quá nhiều thịt cá hay đồ cay nóng, bạn có thể bổ sung thêm một ly trà đại mạch hơi đậm và ấm

Một ly nước gừng sau khi ăn cua

Thịt cua có dinh dưỡng phong phú nhưng nó lại thuộc về thực phẩm vị mặn, tính hàn. Đối với người tỳ vị suy nhược và hàn, nhất là người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, ăn cua có thể gây ra các hiện tượng đau dạ dày, tiêu chảy…

Phương pháp tốt nhất để 'ứng phó' là làm cho mình một ly nước gừng tươi pha chút đường mía. Gừng có tính ấm, có tác dụng tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích dạ dày tiết dịch, có thể nói là thức uống hỗ trợ tốt với tính hàn của thịt cua.

Thời điểm tốt nhất để bổ sung các loại thực phẩm

Gừng có tính ấm, có tác dụng tăng cường và thúc đẩy tuần hoàn máu

Một ít đu đủ cho người tiêu hóa kém sau bữa ăn thịnh soạn

Sau khi ăn quá nhiều thịt, cá hay trứng và những thức ăn khó tiêu, thường bạn sẽ dễ gặp các triệu chứng đầy hơi, khó chịu. Lúc này có thể chọn bổ sung một ít đu đủ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày và đường ruột. Giáo sư khoa dinh dưỡng của Viện Y học Tương Nhã (Thành phố Trung Nam, Trung Quốc) cho biết, trong quyển 'Bản thảo cương mục' có ghi: 'Đu đủ tính ôn, vị chua, có tác dụng cân bằng gan và dạ dày, thư giãn gân cốt'.

Các nghiên cứu hiện đại cũng đã chứng minh, trong đu đủ có chứa hàm lượng lớn protease, có khả năng phân giải nước đối với các loại protein động - thực vật, phthalein… Do vậy, một ít đu đủ khi cảm thấy chướng bụng sẽ giúp điều chỉnh dạ dày, đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện dễ dàng.

Thời điểm tốt nhất để bổ sung các loại thực phẩm

Trong đu đủ có chứa hàm lượng lớn protease, có khả năng phân giải tốt đối với các loại protein động - thực vật, phthalein…

Rau cần có thể tiêu dầu mỡ

Sau bữa ăn có quá nhiều đồ dầu mỡ, bạn có thể ăn một chút sa-lát rau cần để hỗ trợ. Tiến sĩ khoa dinh dưỡng và thực phẩm của Viện khoa học Quân y (Trung Quốc) cho biết, hàm lượng chất xơ và khoáng chất trong sa-lát rau cần rất cao, có thể làm 'tiêu' bớt một phần chất béo mà bạn đã dung nạp vào cơ thể.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!