Thời gian lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh

Ung Thư - 04/24/2024

Việc lấy máu gót chân trẻ sơ sinh trong khoảng 38-48 tiếng sau sinh là một xét nghiệm sàng lọc quan trọng giúp phát hiện 3 bệnh lý có tỷ lệ cao đó là bệnh thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, và tăng tuyến thượng thận bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Vì vậy, các mẹ hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây để hiểu hơn về việc xét nghiệm sàng lọc này và có phương pháp bảo vệ trẻ sớm nhất và an toàn nhất.

Việc lấy máu gót chân trẻ sơ sinh trong khoảng 38-48 tiếng sau sinh là một xét nghiệm sàng lọc quan trọng giúp phát hiện 3 bệnh lý có tỷ lệ cao đó là bệnh thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, và tăng tuyến thượng thận bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Vì vậy, các mẹ hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu thông tin qua bài viết sau đây để hiểu hơn về việc xét nghiệm sàng lọc này và có phương pháp bảo vệ trẻ sớm nhất và an toàn nhất.

Vì sao phải lấy máu gót chân trẻ mới sinh?

Theo nguyên tắc, máu ở bất cứ bộ phần nào trên cơ thể bé cũng có thể đem đi xét nghiệm. Tuy nhiên, các bác sĩ chọn lấy máu ở gót chân trẻ là do bộ phận này có lượng màu dồi dào, đáp ứng đủ lượng cần để xét nghiệm.

Ngoài ra, phần gót chân trẻ được cho là kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác nên khi chích lấy máu sẽ ít đau hơn.

Hơn nữa, phần lớn các bệnh lý rối loạn nội tiết - chuyển hóa và di truyền trong thời kỳ sơ sinh hay một số năm đầu của trẻ thường chưa bộc lộ rõ ràng, rất khó phát hiện và chẩn đoán. Đến khi có dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm được chứng minh thì bệnh đã bước sang giai đoạn nguy hiểm và có thể không còn khả năng hồi phục hoàn toàn, đặc biệt đối với chức năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, trí tuệ và tinh thần của trẻ.

Thời gian lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh

Quá trình lấy máu diễn ra như thế nào?

Để sàng lọc các bệnh lý cho trẻ, nhân viên y tế sẽ lấy máu gót chân trẻ trong vòng 48-72 giờ sau sinh, khi trẻ đã ăn sữa được hơn 8 lần.

Đối với trường hợp các bé sinh non, thiếu cân, thì trẻ nhỏ nên được đưa đi lấy máu gót chân trước ngày thứ 20 để đảm bảo sức khỏe cho trẻ tốt nhất. Giọt máu lấy ra sẽ được cho lên giấy thấm khô chuyên biệt và mang đi xét nghiệm nhằm đem lại kết quả chính xác nhất đối với trẻ. Tùy loại bệnh lý mà gia đình lựa chọn để sàng lọc, các xét nghiệm và kết quả của trẻ sẽ được trả về trong khoảng 2 ngày đến 1 tháng sau khi sàng lọc.

Lấy máu gót chân sàng lọc quan trọng đến mức nào?

Lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh xét nghiệm là một trong những cách hiện đại gần đây nhằm phát hiện sớm 3 loại bệnh ở trẻ là bệnh thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng tuyến thượng thận bẩm sinh để có hướng điều trị phù hợp nhất giúp trẻ khỏe mạnh phát triển bình thường.

Nhờ xét nghiệm máu gót chân ở trẻ sơ sinh mà có thể phát hiện ra một số bệnh sau:

Bệnh thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh

Việc xét nghiệm sau sinh cho bé là rất cần thiết. Việc xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sẽ phát hiện sớm bệnh thiếu men G6PD. Đây là bệnh di truyền, do nhiễm sắc thể (NST) X bị dị dạng, không còn khả năng tổng hợp được men G6PD.

Thiếu men GPD là một bệnh mà cơ thể con bạn không tổng hợp được men G6PD như những trẻ bình thường. Men G6PD nằm trong tế bào hồng cầu. Khi thiếu men, tế bào không biến đổi các sản phẩm có hại thành sản phẩm không hại, do đó các sản phẩm có hại sẽ tích tụ trong hồng cầu làm cho hồng cầu dễ vỡ. Việc phát hiện bệnh sớm và tham vấn tránh sử dụng thuốc, theo dõi vàng da sơ sinh sẽ giúp trẻ bị thiếu men G6PD bị tán huyết cấp đưa đến thiếu máu, vàng da.

Suy giáp bẩm sinh ở trẻ sơ sinh

Suy giáp bẩm sinh là một bệnh lý tuyến giáp của trẻ không tự sản xuất hoặc sản xuất hormone giáp ít hơn bình thường. Hormone giáp là chất cần thiết cho não bộ và cơ thể phát triển từ lúc mới sinh cho đến lúc trưởng thành. Nếu hormone giáp bị thiếu, não và cơ thể không phát triển dẫn đến trẻ ngu đần và lùn không lớn lên được.

Các mẹ nên có cách phòng bệnh này cho trẻ sơ sinh như giữ chế độ ăn bổ sung i-ốt cho mẹ trong giai đoạn mang thai hạn chế bé sơ sinh mắc bệnh suy giáp. Các bé bị suy giáp bẩm sinh đều cần được xét nghiệm định kỳ. Đặc biệt, trong thời gian mang thai, các mẹ nên làm xét nghiệm toàn bộ hormone tuyến giáp hoặc chỉ làm xét nghiệm riêng hormone T4 hoặc TSH mỗi 4-6 tuần sau khi bắt đầu điều trị; sau đó là mỗi 1-3 tháng trong năm đầu tiên; mỗi 2-4 tháng năm thứ hai và thứ ba. Với bé trên 3 tuổi, xét nghiệm có thể tiến hành mỗi 6-12 tháng một lần.

Thời gian lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh

Tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh

Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh là một chứng rối loạn mang tính di truyền ở tuyến thượng thận. Bệnh này không phổ biến, với tần suất mắc bệnh là 1/12.000-15.000 bé sơ sinh. Khi cơ thể mắc bệnh này, tuyến thượng thận không thể sản xuất hai hormone cortisol và aldosterone theo đúng nhu cầu bình thường của cơ thể.

Trường hợp bé gái còn nhỏ tuổi mắc bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh âm vật phình to ra có thể trông giống dương vật cỡ nhỏ. Ngoài ra, khe hở giữa các môi âm vật có thể hơi đóng lại, che khuất đường vào âm đạo. Đối với bệnh này thì thường khó phát hiện bệnh khi còn là thai nhi. Bởi khi bé bắt đầu hình thành bên trong tử cung người mẹ, người ta không thể phân biệt được giữa bộ phận sinh dục nam với bộ phận sinh dục nữ nên phát hiện bệnh này từ trong bào thai là rất khó. Ở bệnh tăng tuyến thượng thận bẩm sinh, tuyến thượng thận sản xuất androgen, khiến cho bộ phận sinh dục của bé gái bắt đầu phát triển theo hướng nam tính.

Qua đây, các mẹ cũng nhận thấy được tầm quan trọng của việc xét nghiệm máu gót chân sau sinh ở trẻ nhỏ, nên các mẹ khi sinh con xong cần hợp tác với các bác sĩ để tiến hành lấy mẫu máu và xét nghiệm để đảm bảo sức khỏe cho con, sớm phát hiện các bệnh hiểm nghèo và có hướng điều trị thích hợp.

Xem thêm:

  • Vì sao nên "bắt buộc" lấy máu gót chân cho trẻ sau sinh?
  • Nứt gót chân chảy máu phải làm sao?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!