1. Uống 1 ly chanh vào buổi sáng
Uống một ly nước lọc ấm pha với nước cốt chanh tươi buổi sáng sẽ giúp bạn thải lọc các chất dư thừa ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn không nên pha quá chua vì buổi sáng dạ dày chưa có gì, nếu uống nước quá chua sẽ làm cho lượng a-xít tăng cao, dẫn đến hiện tượng viêm loét dạ dày.
Hãy uống một cốc nước chanh vào buổi sáng
2. Không ngồi dậy quá nhanh sau khi ngủ dậy
Bật dậy quá nhanh khi vừa ngủ dậy có thể khiến hoa mắt, chóng mặt... do cơ thể bị thay đổi trạng thái một cách đột ngột, sự lưu thông máu cũng phải thay đổi bất ngờ.
Khi ngủ, cơ thể vạn đang ở trạng thái trì hoãn hoạt động, lưu thông máu chậm. Vì vậy, khi dậy, hãy kéo căng người, vận động nhẹ nhàng để máu kịp thời vận chuyển đến các bộ phận cơ thể rồi mới dậy để tránh các cơn choáng, chóng mặt, đột quỵ...
3. Không nên ăn sáng ngay sau khi ngủ dậy
Tốt nhất bạn nên ăn sau 20 đến 30 phút. Tương tự như vậy, sau khi ngủ dậy, dạ dày cần khoảng 20-30 phút để hoạt động trở lại. Hơn nữa, sáng sớm, lượng nước bọt và dịch vị tiết ra tương đối ít, nếu bắt cơ thể tiếp nạp thực phẩm ngay, đặc biệt là ăn đồ khó tiêu hóa sẽ gây hại cho quá trình tiêu hóa.
4. Có một giấc ngủ trưa ngắn, không quá 30 phút
Một giấc ngủ trưa ngắn sau khi ăn trưa có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể bạn. Nó không chỉ là khoảng thời gian cơ thể bạn được nghỉ ngơi mà còn tạo điều kiện để cơ thể lấy lại năng lượng, tăng cường sự minh mẫn, tư duy, tăng trí nhớ hấp 5 lần. Tuy nhiên, không nên ngủ quá 30 phút vì nếu ngủ lâu hơn sẽ khiến bạn rơi vào giấc ngủ sâu và mệt mỏi khi tỉnh dậy.
Một giấc ngủ trưa ngắn sau khi ăn trưa có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể
5. Hít thở bằng bụng, không phải bằng ngực
Động tác thở bụng được thực hiện chủ yếu bởi cơ hoành - một cơ lớn chắn ngang giữa ngực và bụng, mặt trên tiếp giáp tim và phổi, mặt dưới với gan và khoang bụng.
Cách thở đúng này như sau: Thót bụng cho cơ hoành nâng lên để thở ra và phình bụng cho cơ hoành hạ xuống để hít vào. Muốn đưa dung tích lên cao, cơ hoành phải nâng lên mức cao nhất, hạ đến mức thấp nhất.
Cách thở này giúp cấp thêm ôxy cho cơ thể để điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật, tăng cường tuần hoàn, điều hòa các nội tạng bị rối loạn và làm cho thần kinh ổn định.
6. Không nên nhịn tiểu, dù chỉ một lần
Khi bàng quang đầy, cơ chế phản hồi tự động gửi một tín hiệu lên não để bạn đi tiểu. Nếu bạn kìm nén việc tiểu tiện này có thể gây giãn bàng quang và nhiều rắc rối khác với sức khỏe như: nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang kẽ, suy thận, sỏi thận...
7. Loại bỏ đồ ngọt và thức uống có ga, tránh ăn quá mặn
Đồ ăn ngọt, có ga hay quá mặn đều không có lợi cho sức khỏe. Tiêu thụ đồ ăn ngọt, nước uống có ga có thể làm tăng lượng insulin trong cơ thể, thúc đẩy việc lưu trữ chất béo, gây béo phì. Nó cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm cho cơ thể gặp khó khăn hơn trong việc chống lại vi trùng gây bệnh.
Tiêu thụ đồ ăn quá mặn cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thận phải làm việc nhiều hơn. Về lâu dài có thể dẫn đến hậu quả giữ nước trong máu để pha loãng natri. Điều này làm tăng thể tích máu trong các mạch máu, tăng áp lực lên tim, kéo theo các bệnh về huyết áp.
Đồ ăn ngọt, có ga hay quá mặn đều không có lợi cho sức khỏe
8. Giữ đúng tư thế
Có rất nhiều lý do để nên ngồi và đứng đúng tư thế. Một số ưu điểm của việc giữ tư thế đúng khi đứng và ngồi có thể bao gồm: Suy nghĩ nhạy bén hơn, trao đổi chất nhanh hơn, kích thích sự ham muốn tình dục, tăng lượng testosterone đồng thời giảm nồng độ cortisol - một chất thải độc trong cơ thể...
9. Hãy chịu khó đi bộ thật nhiều khi có thể
Tập thể dục đều đặn giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn, cơ thể dẻo dai, giảm tích tụ chất béo, mỡ thừa.... Khi cơ thể được vận động, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra nhuần nhuyễn và linh hoạt hơn, lượng máu lưu thông tốt hơn, giúp ổn định huyết áp… và bạn sẽ khỏe hơn
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!