Ngồi xổm trên bồn cầu hay nhặt thức ăn rơi xuống đất đưa vào miệng trong khoảng thời gian dưới 5 giây tưởng không hại mà hóa ra lại là thói quen hại sức khỏe.
1. Ăn đồ ăn rơi dưới đất trong thời gian chưa đầy 5 giây
'Quy tắc 5 giây' – một hướng dẫn mang tính truyền miệng – khẳng định, nếu đồ ăn bị rơi xuống sàn nhà và bạn lập tức nhặt lên cho vào miệng trong vòng 5 giây thì vẫn an toàn. Nhưng theo một nghiên cứu mới, điều này không hề đúng. Giảng viên Donald Schaffner thuộc Đại học Rutgers (Mỹ), người đã tiến hành nghiên cứu cụ thể về mức độ ô nhiễm của đồ ăn bị rơi xuống đất, cho biết: 'Quan niệm phổ biến là nếu bạn nhặt thức ăn bị rơi lên kịp nhanh thì không có hại bởi khoảng thời gian dưới 5 giây chưa đủ để vi khuẩn tiếp cận đồ ăn. Nhưng vi khuẩn có thể thâm nhập vào đồ ăn ngay tức khắc. Nó có thể tấn công thực phẩm vừa chạm đất trong chưa đầy 1 giây, phụ thuộc vào loại bề mặt mà thức ăn rơi xuống cũng như chủng loại và lượng độ ẩm trong thực phẩm.
'Quy tắc 5 giây' là hoàn toàn sai lầm
'Vi khuẩn không có chân. Chúng di chuyển với lượng ẩm nhất định. Và đồ ăn càng ẩm, nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn trên sàn càng cao. Hơn nữa, thời gian tiếp xúc với thực phẩm lâu hơn thường dẫn tới kết quả là nhiều vi khuẩn hơn được truyền từ mỗi bề mặt sang thực phẩm', Schaffner giải thích.
Cũng theo nghiên cứu trên, thảm chùi chân có tỷ lệ lây truyền vi khuẩn thấp nhất trong khi đá lát và đồ thép không gỉ có tỉ lệ lây nhiễm cao hơn.
Lời khuyên: Bất kể đồ ăn tiếp xúc bao lâu với bất cứ loại sàn nhà nào, hãy rửa sạch nó hoặc ném thẳng vào thùng rác.
2. Rửa tay không sạch
Một người trung bình mang theo hơn 100 triệu vi khuẩn trên tay, có cả chất bẩn từ phân. Thống kê cho thấy, khoảng 1/3 số người sau khi đi vệ sinh không hề rửa tay bằng xà phòng.
Tuy nhiên, chỉ riêng nước không giúp làm sạch tay và có thể còn tệ hơn cả việc không rửa tay chút nào. Giảng viên Anthony Hilton đến từ Khoa Vi sinh vật ứng dụng, Đại học Aston (Birmingham, Anh) giải thích: 'Những bàn tay ẩm ướt và nhiễm khuẩn làm lây truyền vi khuẩn sang các bề mặt khác như cánh cửa còn hiệu quả hơn cả tay khô'.
Rửa tay là phương pháp hữu hiệu ngăn ngừa vi khuẩn (ảnh: Internet)
Và những thứ bẩn thỉu này có thể còn gây nhiều hậu quả khó chịu. Bác sĩ Lisa Ackerley, nhà thực hành sức khỏe môi trường, cảnh báo: 'Vi khuẩn campylobacter – loại có thể làm nhiễm trùng hơn 50% gà sống – có thể là thủ phạm của chứng đau bụng tiêu chảy kéo dài 2 tuần, thậm chí viêm khớp phản ứng (reactive arthritis). Thế thì sao lại không đáng khi dành 20 giây để ngăn chặn chuyện tồi tệ này?'.
Lời khuyên:Hãy sử dụng xà phòng khi rửa tay! Đây là cách duy nhất để đánh bại các vi khuẩn gây bệnh. Làm ướt tay, thoa xà phòng, rồi dành 20 giây rửa kỹ mọi ngón tay, móng tay, lòng và mu bàn tay trước khi xả dưới vòi nước ấm đang chảy. Sau đó, lau thật khô hai tay.
3. Sử dụng chai nước uống lần hai mà không rửa sạch trước
Theo một nghiên cứu mới đây, uống nước từ một chai chưa rửa có thể mất vệ sinh hơn cả việc thè lưỡi liếm món đồ chơi của cún cưng bởi nó có thể gây ra đủ thứ bệnh, từ nhiễm trùng da tới viêm phổi. Đây cũng là một trong những thói quen hại sức khỏe mà bạn cần loại bỏ ngay. Trong các thử nghiệm ở phòng thí nghiệm hoá học, chai nước của vận động viên, được sử dụng trên 1 tuần mà không được rửa sạch, chứ 313.499 số đơn vị lạc khuẩn trên 1 cm2 – so với 2.957 đơn vị lạc khuẩn trên một món đồ chơi dành cho thú cưng.
Trong khi đó, một nghiên cứu về chai nước dành cho học sinh ở trường tại Calgary (Canada) cho thấy, 3/4 chai nước chứa hàm lượng vi khuẩn nguy hiểm.
Chai đựng nước nên được rửa thường xuyên
Nước uống trực tiếp từ vòi chứa hàm lượng rất thấp vi khuẩn, và thường vô hại. Giảng viên Hilton giải thích: 'Nhưng mỗi ngụm uống vào có thể tạo ra 'dòng chảy ngược' (chứa các siêu vi từ miệng bạn) chảy vào trong chai. Vi khuẩn trong nước có thể ăn những siêu vi này và cùng với thời gian, tạo ra các màng siêu vi cho phép vi khuẩn dính chặt vào bề mặt và 'xâm chiếm' toàn bộ chai nước.
Lời khuyên: Rửa sạch những chai nước sử dụng nhiều lần sau mỗi lần dùng bằng nước xà phòng nóng và để chai tự khô. Mỗi lần một tuần nên cho chai nước vào máy rửa bát hoặc nhúng ngập chai và nắp chai vào nước sôi hoặc sục rửa bằng dung dịch tẩy trùng.
Chọn đồ bằng thép không gỉ thay cho nhựa và chọn loại bình đựng nước có ống hút bật ra khi mở nắp thay cho loại nắp trượt hoặc nắp kiểu vặn xoáy.
4. Ăn trái cây và rau chưa rửa
Kevin Hargin, phụ trách chính sách kiểm soát các bệnh có nguyên nhân từ thực phẩm tại Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm (Food Standards Agency), cho biết: 'Một chút bẩn không gây hại cho bạn, quan niệm đó không hề đúng. Bạn có thể tìm thấy những vi khuẩn như E.coli, vi khuẩn gam dương Bacillus cereus, vi khuẩn campylobacter và virus thuộc nhóm gây bệnh tiêu hóa norovirus tại những loại rau chưa rửa – tất cả chúng đều có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, đau bụng. Một số vi khuẩn như E.coli 0157:H7 có thể cực kỳ nguy hiểm, thậm chí gây tử vong'.
Ăn rau củ sống có thể gây rối loạn tiêu hóa
Trừ phi trái cây và rau được dán nhãn là đã rửa sạch, bạn có thể ăn ngay, còn lại đều không an toàn cho sức khỏe. Bác sĩ Ackerley cho biết: 'Bạn tin tưởng những người thu hái rau trái, những người đóng gói và ban quản lý nông trại sẽ tuân thủ nguyên tắc vệ sinh. Nhưng đừng mặc định rằng họ luôn sử dụng toilet và có các thiết bị rửa tay phù hợp'.
Những đợt bùng phát dịch bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra trước đây đều có liên quan tới các loại rau củ như tỏi tây, khoai tây, rau salad trong khi một đợt bùng phát dịch salmonella năm 2012 lại liên quan đến dưa hấu.
Lời khuyên: Rửa sạch trái cây và rau trong nước lạnh, gọt vỏ khi cần thiết trước khi ăn. Bạn có thể chà kỹ vỏ ngoài trái cây dưới vòi nước chảy rồi lau khô chúng. Dùng thiết bị quay rau trước khi thưởng thức món salad.
6 thứ bẩn hơn bồn cầu mà bạn chạm vào hằng ngày (Video: Medical Daily).
5. Lau mặt trên của kính
Thật bất ngờ khi biết bạn đã tốn công thế nào khi lau kính mắt và nếu thứ bạn dùng để lau kính có bề mặt thô ráp (các phần tử chất bẩn có thể tích luỹ trên các bề mặt vải sạch) hay trơn láng, nó có thể làm trầy xước và gây bẩn cho kính. Những vết trầy xước xuất hiện một cách từ từ đến nỗi người đeo kính thậm chí không hay biết nhưng nó thực sự ảnh hưởng tới thị lực.
Iain Anderson, chuyên gia nhãn khoa và giám đốc Eyecare Trust, lý giải: 'Để có tầm nhìn tốt nhất, ánh sáng phải xuyên qua thấu kính sáng rõ, không bị vật gì cản đường. Một vết xước trên mặt kính có thể khiến ánh sáng bật ra khỏi kính – tạo ra những hình ảnh phản chiếu gây khó chịu, đặc biệt vào buổi tối. Những vết xước nghiêm trọng có thể làm cho mắt kính như bị mờ sương. Nếu chỉ có một bên mắt kinh bị xước, thị lực hai bên mắt có thể bị ảnh hưởng bởi một mắt luôn rõ hơn mắt còn lại'.
Nhiều người chọn vải không đúng để lau kính
Lời khuyên: Làm sạch mắt kính bằng loại vải không xơ (tốt nhất là loại vải vi sợi công nghệ cao) và dung dịch lau mắt kính chuyên dụng.
Ngoài ra, bạn có thể dùng nước ấm và xà phòng loại nhẹ để lau mắt kính trước khi làm khô mắt kính bằng vải sạch mềm không sợi. Tránh nước tẩy rửa mạnh hay nước nóng bởi vì chúng có thể làm hỏng bề mặt kính.
>> Xem thêm: 'Bạn thân' của con gái có thể là ổ đầy vi khuẩn
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!