Vùng thóp là một vùng chiếm diện tích khá nhỏ trên đầu bé, tuy nhiên lại có thể phản ánh được tình trạng sức khỏe của bé. Thóp là nơi xương trên đỉnh đầu của bé vẫn chưa khép hết, nên được chia ra làm 2 phần trước và sau. Thóp là một phần rất quan trọng trên cơ thể của mẹ, do đó cần phải có những cách bảo vệ thóp cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Dưới đây là cách bảo vệ thóp cho trẻđúng đắn mà cha mẹ nên áp dụng.
1. Chức năng của thóp
Hệ thống các thóp và đường nối giữa các xương hộp sọ đều thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng đó là bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất từ bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ thì sẽ bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng cách hở đàn hồi thì bé sẽ bị đau. Ngoài ra còn có thể nảy sinh việc chảy máu não, mắt và màng xương.
Trong giai đoạn đầu đời, các bé có xu hướng bị thương khá nhiều, vì bé đang trong giai đoạn học lẫy, bò hay học đứng. Lúc này, bé rất dễ bị ngã và thóp sẽ có tác dụng như một chiếc nệm khi bé ngã và có tác dụng bảo vệ bé khỏi các chấn thương ở não.
2. Cách bảo vệ thóp cho trẻ
Vì thóp có tác dụng vô cùng quan trọng để bảo vệ cho bé như vậy nên mẹ hoàn toàn có thể bảo vệ thóp cho trẻ một cách bình thường và có thể chạm nhẹ nhàng và thóp của bé mà không hề gây nguy hại gì cho bé. Trong một số trường hợp, nếu mẹ thấy thóp trước của bé phồng lên thì hãy đưa bé đi khám bác sĩ vì rất có khả năng đây là triệu chứng của các bệnh như huyết áp, viêm màng não... gây tăng áp lực nội sọ và làm cho thóp phình lên so với bình thường. Ngược lại, nếu mẹ thấy thóp trước của bé lõm xuống thì có nhiều nguy cơ là do trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy hoặc bị suy dinh dưỡng nặng gây nên.
Cha mẹ có thể đội mũ bảo vệ thóp cho trẻ.
Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
2
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị ho gà mẹ nên biết
Trẻ dậy thì có nên uống sữa để phát triển chiều cao?
Tác động tiêu cực khi cơ thể trẻ thiếu kẽm như thế nào?
Hiện tượng thiếu vitamin D ở trẻ nhỏ
Do vậy, việc sờ vào thóp của trẻ là điều cần làm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ, tuy nhiên khi sờ vào thóp, cha mẹ cần chạm một cách nhẹ nhàng, thích hợp, không nên quá mạnh tay khiến cho trẻ sợ và số lần chạm vào cũng tùy thuộc vào thái độ và sức khỏe của trẻ. Ngoài việc chạm tay vào vào thóp, bạn cũng nên quan sát các dấu hiệu bên ngoài cũng như vòng đầu của trẻ đồng thời kết hợp với thóp để đưa ra kết luận đúng đắn.
Cha mẹ cũng có thể đội mũ che thóp để bảo vệ thóp cho trẻ, tuy nhiên không phải lúc nào cũng cần thiết phải đội bởi có thể gây ra những tác động tiêu cực khi đội mũ che thóp thường xuyên cho trẻ.
Những lưu ý khi bảo vệ thóp cho trẻ
Một số cha mẹ hay có thói quen đội mũ cho trẻ, nghĩ rằng làm như vậy vừa có thể bảo vệ thóp cho trẻ, đồng thời giúp cho trẻ không bị lạnh đầu. Tuy nhiên, các chuyên gia về y tế lại cho rằng, nếu như nhiệt độ trong phòng đã đủ ấm thì không nên đội mũ cho trẻ, vì thân nhiệt của trẻ bao giờ cũng sẽ cao hơn người lớn. Khi ấy, việc đội mũ sẽ làm cho trẻ bị nóng toát mồ hôi, thấm vào quần áo gây cảm lạnh và dễ dẫn đến các bệnh viêm phế quản hoặc viêm phổi. Còn nếu phòng lạnh và không có máy sưởi hoặc điều hoà thì cha mẹ mới cần phải đội mũ để giữ ấm cho trẻ.
Đôi khi việc đội mũ cho trẻ có thể đem lại những tác động tiêu cực như làm nóng cơ thể, đặc biệt là đối với những mũ dây buộc, khi không cẩn thận sẽ khiến trẻ bị ngạt khi cựa quây. Đây là một điều cha mẹ cần hết sức lưu ý khi bảo vệ thóp cho trẻ.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!