ThS Huỳnh Văn Quang: Điều trị bệnh tổ đỉa

Cần biết - 05/21/2024

Tổ đỉa là một bệnh do cơ địa mà có bệnh mạn tính khó điều trị dễ tái phát.

ThS Huỳnh Văn Quang: Điều trị bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa thuộc nhóm bệnh chàm. Bệnh thường gặp ở tuổi từ 20 đến 40, nam nữ có tỉ lệ bằng nhau.

Cần phân biệt bệnh tổ đỉa thực sự với một phản ứng dạng tổ đỉa thường do nhiễm nấm và vi khuẩn.

Một số yếu tố có vai trò trong căn nguyên của bệnh tổ đỉa: Do nhiễm khuẩn trong khi làm việc, tiếp xúc với đất, nước bẩn, vai trò của liên cầu, proteus. Dị ứng với hoá chất, thuốc trong sinh hoạt, trong nghề nghiệp như xăng, dầu mỡ, thuốc kháng sinh, xà bông thơm, xà phòng giặt, chất tẩy rửa, dầu thơm, xi măng, vôi...

Phản ứng tổ đỉa liên quan tới nấm kẽ chân hay gặp ở người tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường nóng ẩm.

Để điều trị bệnh tổ đỉa, ThS. Huỳnh Văn Quang - Bệnh viện 175 cho biết:

Điều trị bệnh tổ đỉa là nhằm làm cho da lành như bình thường, và bệnh có thể tái phát.

Cũng như đối với eczema, điều trị tổ đỉa thường khó khăn. Hai yếu tố nhiễm khuẩn, dị ứng thường kết hợp. Tùy từng trường hợp, thầy thuốc sẽ dùng các thuốc chống nhiễm khuẩn, nấm, dị ứng toàn thân hoặc tại chỗ.

Phải điều tra các chất gây dị ứng để loại trừ. Nếu do rối loạn hấp thụ vitamin, cần bổ sung vitamin thích hợp (vitamin PP, C, B6). Tránh bóc vảy, chọc lấy mụn.

Nên rửa tay chân nhẹ, không cào gãi, làm xây xước các mụn nước. Không nên ngâm tay nhiều làm ẩm ướt lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển mạnh hơn.

Tránh tiếp xúc xăng dầu, mỡ, xà phòng, hóa chất, thuốc tẩy rửa. Khi cần phải đeo găng bảo vệ. Cắt ngắn móng tay và giữ khô, sạch da lòng bàn tay, lòng bàn chân.

>>Xem thêm:Hỏi đáp về bệnh tổ đỉa

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!