Để đánh giá về độ nông sâu, tình trạng bỏng được chia làm 4 độ.
Bỏng độ 1: Bỏng nhẹ, tổn thương ở lớp biểu mô, tổn thương thường đỏ và đau, lành trong vòng vài ngày đến một tuần.
Bỏng độ 2: Gồm bỏng độ 2 nông (tới lớp nhú của hạ bì) và bỏng độ 2 sâu (tới lớp tổ chức liên kết của hạ bì).
Bỏng độ 3: Tổn thương hết lớp biểu mô và qua cả lớp hạ bì.
Bỏng độ 4: Tổn thương qua da, lớp mỡ dưới da tới cơ và xương ở dưới.
Đánh giá mức độ bỏng rất quan trọng cho việc xử lý điều trị, cũng như tiên lượng khả năng lành tổn thương.
Để phòng tránh vết bỏng nhiễm khuẩn, ThS. Nguyễn Kiên Cường - Viện Y học dự phòng Quân đội đưa ra một số lời khuyên bạn như sau:
- 'Cố gắng không động chạm hay sờ vào vết bỏng.
- Vệ sinh sạch sẽ bàn tay không bị bỏng.
- Có thể vết bỏng làm bạn đau, ngứa, rát tại chỗ khiến, song, tuyệt đối không được động vào và gãi.
- Nếu bạn thường xuyên động chạm vào vết bỏng, cần trao đổi và hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Dựa trên tính chất, mức độ vết thương, khả năng nhiễm trùng của vết thương… bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là một trong những biện pháp để chống nhiễm khuẩn'.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh bỏng nắng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!