Sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 2 - 6 giờ, tổn thương da xuất hiện. Thời gian hay gây bỏng nắng là khoảng giữa trưa từ 11 - 13 giờ. Đây là khoảng thời gian nồng độ tia cực tím tập trung cao.
Sau khi đi nắng hoặc làm việc ngoài môi trường ánh nắng, bệnh nhân thấy da các vùng hở như mặt, tam giác cổ áo, mu tay, cẳng tay có cảm giác bị rát, nóng hoặc châm chích, đôi khi có thể hơi ngứa.
Sau đó da các vùng này bị đỏ lên, lúc đầu đỏ nhạt sau mức độ tăng dần. Có thể sưng nề và cảm giác bị căng cứng. Sau 1- 3 ngày da đỡ đỏ rồi trở nên thẫm màu và bong vảy nhẹ. Vảy nhỏ như phấn, cám và có thể bong vài lần mới dừng. Nền da phía dưới vẫn còn hồng nhạt hoặc có thể có màu nâu nhạt kiểu như rám nắng.
Để chăm sóc vùng da sau khi bỏng nắng, ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế khuyên bạn nên:
'- Chườm lạnh ngay sau đó và lau khô bằng khăn mềm.
- Tránh tiếp xúc ánh nắng.
- Có thể đắp dưa leo giúp cung cấp nước và làm dịu da.
- Trường hợp da đỏ, không ngứa, có thể thoa dầu kẽm, dầu mù u, thuốc chứa dexpanthenol.
- Bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm.
- Với vùng da sạm đen, có thể thoa kem chứa các chất làm nhạt màu da như vitamin C, hydroquinone... trong vài tuần'.
- Ngoài ra, cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau và trái cây, bổ sung các vitamin A, C, E, omega-3 giúp tái tạo tế bào da. Khi đi nắng, lưu ý bảo vệ da bằng cách bôi kem chống nắng, mặc áo dài tay, mang găng tay, đội mũ rộng vành...
>>Xem thêm:Hỏi đáp về bệnh bỏng nắng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!