ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Điều người nhà bệnh nhân cúm cần biết

Cần biết - 11/24/2024

Cảm cúm là bệnh phổ biến trong lúc thời tiết giao mùa, nhất là vào mùa đông.

ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Điều người nhà bệnh nhân cúm cần biết

Đây là bệnh lý nhiễm vi rút cúm ở đường hô hấp trên. Vì vậy, trong quá trình giao tiếp, bệnh dễ bị lây lan do các triệu chứng hắt hơi và ho.

Cho đến nay, chưa có thuốc kháng sinh hay kháng vi-rút nào tỏ ra hiệu quả với bệnh cảm cúm. Tất cả những điều trị trong bệnh cảm cúm chỉ là điều trị triệu chứng giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn nặng.

Nếu hắt hơi chảy nước mũi nhiều, người bệnh có thể uống thuốc chống dị ứng như Clophelamin 4mg ngày từ 1 đến 2 viên. Nếu đau đầu nhiều có thể uống thuốc pamin.

Ngoài việc dùng thuốc, ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế khuyên người bệnh thực hiện các biện pháp tự chăm sóc như sau:

'- Nghỉ ngơi đầy đủ: Nghỉ ngơi và ngủ giúp tăng cường dự trữ năng lượng của cơ thể. Ho và cảm lạnh có thể làm người bệnh dễ bị nhiễm vi-rút hoặc nhiễm trùng khác. Vì vậy, nên cố gắng kiềm chế và kiểm soát nó trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

- Uống nhiều nước, nhất là các loại nước ép từ quả chứa nhiều vitamin C như nước cam tươi, nước ép dứa…

- Ăn, uống đồ nóng: Khi có dấu hiệu bị cảm lạnh, uống trà nóng và súp có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng.

- Ăn tỏi: Tỏi là một loại thức ăn cung cấp cho bạn allicin, một hợp chất sản xuất chất chống oxy hóa, giúp cơ thể nhanh chóng khỏi cảm lạnh.

- Giữ cho phòng ở luôn ấm và ẩm.

- Súc họng nhiều lần trong ngày bằng nước muối ấm hoặc uống nước chanh ấm pha với mật ong để làm dịu chỗ họng bị viêm và giảm ho.

- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý để làm giảm xung huyết mũi kết hợp với nhỏ mắt'.

>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh cúm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!