Bệnh nhân mắc bệnh cúm thường bị tăng nhiệt, đau đầu, đau cổ họng, đau nhức bắp thịt khắp cơ thể, ho, mệt mỏi. Cúm cũng có thể nhập vào làm viêm phổi và có thể đưa đến tử vong, phần lớn ở trẻ em và người lớn tuổi hoặc người yếu miễn nhiễm.
Theo y học cổ truyền, ớt vị cay, nóng có tác dụng tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống. Vì vậy, ớt thường được dùng chữa đau bụng do lạnh, tiêu hóa kém, chữa đau khớp.
Ngoài ra, ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế cho biết thêm: 'Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, trong ớt có chứa một số hoạt chất như capsicain, chất này bốc hơi ở nhiệt độ cao, gây hắt hơi mạnh.
Chất capsaicin trong ớt là hoạt chất gây đỏ và nóng, chỉ có khi quả ớt chín. Chất này có tác dụng kích thích não bộ sản xuất ra chất edorphin - có tác dụng giảm đau. Như vậy ớt không trực tiếp liên quan đến việc phòng chống cúm.
Còn tỏi chứa nhiều chất allicin giúp chống lại các vi-rút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm.
Trong tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như iốt, canxi, phốt pho,..
Tỏi giúp làm giảm lượng cholestergiúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể và giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh cúm'.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh cúm
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!