ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Thuốc ngày Tết cho bà bầu bị tăng huyết áp

Cần biết - 04/25/2024

Tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho người mẹ lẫn đứa con.

ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Thuốc ngày Tết cho bà bầu bị tăng huyết áp

Phụ nữ có thai mà kèm theo tăng huyết áp thì phải rất thận trọng. Thai phụ phải đi khám chuyên khoa sản tại bệnh viện để có phác đồ điều trị thích hợp.

Viện Y tế quốc gia về bệnh huyết áp khuyên nên sử dụng thuốc hạ huyết áp trong những trường hợp huyết áp tâm thu vượt quá ngưỡng của 150-160 mmHg hoặc huyết áp tâm trương khoảng 100-110 mmHg hoặc có sự phá hủy cơ quan đích như dày tâm thất trái hoặc suy thận.

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Thạc sĩ y tế công cộng, bác sĩ đa khoa - Bộ Y tế, cho biết:

Tăng huyết áp thai nghén có thể gặp ở các tình huống sau:

- Tiền sản giật hoặc sản giật: là tình trạng tăng huyết áp có kèm theo protein niệu, phù: phải đi bệnh viện điều trị ngay, rất nguy hiểm đến tính mạng cho sản phụ và thai nhi.

- Tăng huyết áp mạn tính: Là trường hợp tăng huyết áp trước tuần 20 của thai kỳ.

- Tăng huyết áp mạn tính: Do hậu quả của tiền sản giật hay sản giật.

- Tăng huyết áp muộn, thoáng qua: Là tăng huyết áp không liên quan tới protein niệu và không ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Tăng huyết áp sẽ trở lại bình thường một thời gian ngắn sau đẻ.

Nếu có chỉ định điều trị của bác sĩ sản khoa thì bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc. Nên bắt đầu điều trị khi huyết áp tâm trương >100mmHg. Nhóm thuốc nên lựa chọn hàng đầu điều trị tăng huyết áp ở phụ nữ có thai là Methyldopa, thứ đến là Hydralazin có thể được dùng tăng huyết áp thế. Methyldopa là thuốc tác động lên hệ giao cảm trung ương. Đây không phải là thuốc lựa chọn ưu tiên cho điều trị tăng huyết áp nhưng vì ít ảnh hưởng đến thai nhi nên sản phụ dùng được. Hydralzin là nhóm thuốc giảm huyết áp mạnh. Khi dùng nếu có triệu chứng giống lupus ban đỏ phải dừng ngay.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!