Thực phẩm bẩn dồn người tiêu dùng vào chân tường

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Ở Việt Nam, trừ ung thư cổ tử cung đang có xu hướng giảm đi, các loại ung thư khác tăng lên với khoảng 126.000 ca mắc bệnh mỗi năm.

Các loại bệnh ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Trong đó có nguyên nhân ăn nhiều loại thực phẩm độc hại hoặc không an toàn. Người tiêu dùng như đang bị dồn vào chân tường.

Nhận biết lợn 'bẩn' thế nào?

Tại hội thảo bàn về vấn đề chất cấm trong chăn nuôi ngày 25/4, bà Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm ATTP Quốc gia (Bộ Y tế) cho hay: 'Sáng mới mở mắt ra là nghe thấy măng tẩm hóa chất, thịt chứa chất cấm...  Hiện có 27 loại hóa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, trong đó, nguy hiểm nhất là các chất tăng trọng nhóm Beta-agonist (phổ biến nhất là Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine)'.

Bà Hảo cho biết, nếu cho lợn dùng Salbutamol, từ ngày thứ 2 lợn bắt đầu có dấu hiệu thay đổi. Từ ngày thứ 3, lợn sẽ ít di chuyển, thường nằm ngủ li bì. Từ ngày thứ 10, lợn bắt đầu ăn, nằm tại chỗ và chân đứng không vững. Thông thường, khoảng sau 15 ngày sử dụng chất cấm là phải xuất bán lợn, vì nguy cơ gãy chân rất cao.

Không chỉ nở mông vai và siêu nạc, lợn sử dụng chất cấm còn tăng trọng cao hơn từ 15 đến 20%. 'Thịt lợn sạch có lớp mỡ dày, màu hồng tươi, săn chắc. Còn thịt lợn siêu nạc chứa hóa chất Beta-agonist có màu đỏ rực nhưng rửa xong chuyển màu nhợt nhạt' thịt lợn siêu nạc chứa hóa chất Beta-agonist có màu đỏ rực nhưng rửa xong chuyển màu nhợt nhạt- bà Hảo cho biết. Theo bà Hảo, nhóm Beta-agonist, thường được dùng đề trị bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên người. Tuy nhiên, nếu sử dụng chất chứa hàm lượng cao, khiến người sử dụng rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp, nguy cơ sẩy thai...

Thực phẩm bẩn dồn người tiêu dùng vào chân tường

Thịt lợn siêu nạc chứa hóa chất Beta-agonist có màu đỏ rực nhưng rửa xong chuyển màu nhợt nhạt (Ảnh minh họa: Internet)

Ngoài ra, bà Hảo cho biết, hiện chất Auramine (Vàng ô) để tạo màu trong chăn nuôi, thực phẩm cũng rất nguy hiểm. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy, Vàng ô gây ung thư cho chuột cống và chuột nhắt. 'Nhiều thí nghiệm cho thấy, Vàng ô làm tổn thương a xít nhân ADN của nhiều dòng tế bào, đặc biệt là tế bào gan, thận và tủy xương', bà Hảo nói. Người tiếp xúc trực tiếp với chất Vàng ô có thể bị dị ứng, ngứa trên da; gây kích thích dữ dội đường hô hấp, gây sặc; lên cơn viêm phế quản, viêm phổi; gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, trụy tim mạch.

Trong khi đó, theo PGS TS Trần Văn Thuấn, Phó Giám đốc Bệnh viên K Trung ương cho biết, ở Việt Nam, trừ ung thư cổ tử cung đang xu hướng giảm đi, còn lại các loại ung thư khác còn đang có xu hướng tăng lên. Hiện mỗi năm, Việt Nam có 126.000 ca mắc bệnh ung thư. Theo ông Thuấn, năm 2000, số ca mắc bệnh ung thư (nam giới) 36.000 người; nhưng năm 2010, đã lên đến gần 72.000 người, tăng gấp đôi. Ông Thuấn cũng cho biết, việc người dân dùng gạo mốc, dưa muối quá khú, ăn nhiều đạm động vật, ít ăn rau quả… cũng có thể gây ung thư.

Tuy nhiên, TS Thuấn dẫn các công bố từ Mỹ, khẳng định Salbutamol không phải là chất gây ung thư. Người bị bệnh về phổi, phế quản có thể yên tâm điều trị theo liều lượng của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều, chất này có thể gây tác dụng phụ như: Hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, cao huyết áp, buồn nôn, nhức đầu; thậm chí dùng liều quá, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Đừng để tới mức tẩy chay

Câu chuyện miếng ăn sạch - bẩn, được ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) nhắc lại với lời cảnh báo tẩy chay trước đây. Theo ông, từ 2006 cơ quan chức năng đã phát hiện tồn dư chất cấm trong thịt. Đến năm 2011, Hội đã khảo sát và phát hiện chất cấm trong thịt lợn và thức ăn chăn nuôi.

'Lúc đó, người tiêu dùng phản ứng dữ hội, thậm chí tiêu cực đến mức tẩy chay thịt lợn, chuyển sang thực phẩm khác. Việc đó, đặt người chăn nuôi trong tình thế rất khó khăn, lợn già rồi mà không xuất chuồng được. Thiệt hại lúc đó, đâu đó 15.000 tỷ đồng'- ông Hùng nói.

Theo ông Hùng, thịt lợn rất quan trọng trong bữa ăn, nếu tẩy chay, giá thực phẩm khác sẽ tăng lên. Sau đó, nhờ các biện pháp tuyên truyền, người dân đã ăn thịt lợn trở lại, 'cứu' ngành chăn nuôi. 'Đáng buồn là lời cảnh báo như vậy người chăn nuôi phải tỉnh ngộ, đằng này, việc sử dụng chất cấm, lan rộng, và phức tạp hơn, hại người chăn nuôi' - ông Hùng nói.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!