Chế độ ăn uống đóng vai trò rất lớn trong điều trị mề đay cũng như ngăn ngừa nó tái phát. Vì đa số người bệnh nổi mề đay là do dị ứng với thực phẩm, chính vì vậy, khi mắc bệnh mọi người cần chú ý tìm hiểu xem mình nên và không nên ăn gì để tránh tình trạng thêm tồi tệ.
Bị mề đay, cần kiêng ăn gì?
Phần lớn các protein gây dị ứng trứng nằm trong lòng trắng trứng, trong đó có ba loại chính là ovomucoid, ovalbumin và conalbumin.
Mề đay xuất hiện có thể do yếu tố cơ địa dị ứng hoặc do ăn phải một số loại thức ăn dễ gây dị ứng. Biểu hiện chính của bệnh mề đay là xuất hiện các mảng mề đay đỏ ửng, với hình dạng không nhất định, có thể nhỏ như hạt đậu nhưng cũng có thể xuất hiện thành những mảng đỏ lớn, sưng phù và ngứa ngáy.
Trẻ em cần ăn chế độ giảm đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng... để giảm mề đay (Ảnh minh họa: Internet)
Trong giai đoạn cấp tính, cần giảm ăn đường và muối vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng quá mẫn (dị ứng). Còn lượng muối nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên.
Kiêng những thức ăn gây kích thích như rượu, trà, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt, những thức ăn có nhiều đạm như tôm, cua, cá, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, sô cô la, trứng, sữa...
Đối với trẻ em: Cần ăn chế độ giảm đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng...
Đề phòng dị ứng
Nếu biết mình bị dị ứng thực phẩm, mỗi khi ăn phải coi kỹ trong thực phẩm có chất nào làm cho mình bị dị ứng không.
Nhớ lại những món ăn mình sử dụng trong thời gian gần nhất để tìm xem nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ đâu để loại bỏ thức ăn này ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của mình. Sau khi điều trị khỏi, nếu bạn vẫn chưa rõ dị ứng với loại thức ăn nào, cần ăn thử từng món để xem có dị ứng hay không. Ví dụ, một ngày ăn toàn thịt gà (không ăn món nào khác), nếu bị dị ứng thì xác định nguyên nhân do thịt gà gây nên.
Nếu thấy bị phản ứng phải đi bác sĩ ngay, ngay cả trường hợp thấy mình bị nhẹ hoặc sắp hết. Triệu chứng bị nhẹ có thể khởi đầu cho triệu chứng bị nặng kế tiếp sau từ 10 - 60 giây.
BS. Nguyễn Mỹ Hà
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!