Các bài thuốc cổ phương hay còn gọi là các bài thuốc cổ truyền được người xưa truyền lại có khả năng cân bằng âm dương và các nội tạng trong cơ thể như tâm, can, tì, phế...Chữa được nhiều căn bệnh như như viêm thận, thấp khớp, bệnh về da liễu, khí huyết, tim mạch.
Thuốc cổ phương là gì?
Thuốc cổ phương trên thực tế là những vị thuốc đã có từ hàng nghìn năm trước do các danh y nổi tiếng lỗi lạc ở các phương ( chủ yếu là vùng Đông Á) tìm ra như danh y Hoa Đà ở Trung Quốc với loại thuốc giảm đau và gây mê Ma Phí Tán khi phẫu thuật, hay danh y Tuệ Tĩnh của Việt Nam với việc tìm ra gần 4000 phương thuốc trị bệnh từ các loại thảo dược thiên nhiên của nước Nam, danh y Hải thượng Lãn Ông với các bài thuốc kết hợp ăn ý dược liệu thiên nhiên vào chữa bệnh.
Thuốc cổ phương là bài thuốc đã được ghi chép và lưu truyền qua nhiều thế hệ, dựa trên kinh nghiệm điều trị hiệu quả cho hàng nghìn bệnh nhân. Chính vì vậy mà thuốc cổ phương vẫn có giá trị chữa bệnh cho tới tận ngày hôm nay.
Các bài thuốc cổ phương được coi là nền tảng quan trọng cho sự hình thành và phát triển của Đông y ngày nay, giúp định hình ra các loại thuốc trong đông y bao gồm thuốc bắc ( là loại thuốc có nguyên liệu và cách bào chế của Trung Quốc, Hàn Quốc..) và thuốc nam (là loại thuốc có nguyên liệu và cách bào chế của người Việt Nam).
Thuốc cổ phương hay còn gọi là thuốc cổ truyền chữa bệnh trên nguyên lý cân bằng âm dương, theo nguyên tắc chặt chẽ “Quân - Thần – Tá – Sứ” hoặc “ Chủ - phụ - tá – sứ” có chính dược và phụ dược rõ ràng, kết hợp với nhau gọi là “phối ngũ” .Thuốc cổ phương điều trị hiệu quả các bệnh từ nhẹ như nhiễm lạnh, cảm mạo, nóng trong người cho đến các bệnh nặng về thận, xương khớp, da liễu, khí huyết, tim mạch...Ngoài ra thuốc cổ phương còn rất đa dạng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị như xoa, bóp, bấm huyệt, châm, chích, ăn, uống, xông hoặc hơ.
Áp dụng các bài thuốc cổ phương trong điều trị bệnh
Điều trị các bệnh về da
Tùy vào từng loại bệnh về da mà chúng ta sẽ có những bài thuốc cổ phương khác nhau. Điển hình như bài thuốc từ tán nhỏ, phơi khô đem hãm lấy nước từ hạt bí đao, vỏ quýt, hoa đào để giúp trắng da. Hay như việc giã nát bèo tấm để bôi, sắc nước rau sam đặc để điều trị hiệu quả tình trạng mụn trứng cá, mụn bọc.
Riêng đối với việc làm đẹp, danh y Tuệ Tĩnh có có riêng một bài thuốc làm đẹp mùa thu từ hoa sen bao gồm các thành phần là hoa sen, củ sen và hạt sen được chọn lựa kỹ càng theo ngày tháng năm nhất định, sau đó đem phơi khô, tán nhỏ và uống cùng với rượu nóng.
Điều trị bệnh về thận
Khác với tây y, trong các phương thuốc cổ phương, bệnh thận còn được biểu hiện bằng sự rối loạn của các chức năng trong cơ thể như chức năng sinh lý, hệ cơ xương khớp, tiểu tiện và đại tiện ( vì thận tàng tinh, tinh sinh dục, tinh sinh tủy, tủy nuôi dưỡng xương, khai khiếu ra tiền âm và hậu âm, tức có liên hệ với hệ bài tiết nước tiểu và cơ quan đại tiện). Do đó các bài thuốc phải phối hợp điều trị được tất thảy nhưng triệu chứng rối loạn của thận thì mới có thể cân bằng được cơ thể.
Trong điều trị các bệnh về thận, từ xa xưa Hải Thượng Lãn Ông đã có bài thuốc được điều chế từ các loại dược liệu quý có trong thiên nhiên giúp bổ đều 5 tạng trên cơ thể để từ đó giúp thận khỏe mạnh hơn. Các vị thuốc này bao gồm thục địa, quế hoặc phụ, sơn dược, mẫu đơn, nước sâm, nước cơm, rượu, thang sinh mạch, thang bổ trung, thang quy tì.
Các vị thuốc này cũng sẽ giúp bồi bổ cơ thể, tăng thêm sinh lực và giúp cải thiện chức năng sinh lý của con người.
Tuy nhiên các bàithuốc cổ phương và ngay cả đông y hiện nay cũng chống chỉ định kê đơn thuốc và sử dụng đối với các bệnh nhân viêm cầu thận và suy thận.
Điều trị nhiễm lạnh, cảm mạo
Riêng về điều trị nhiễm lạnh, cảm mạo, dân gian có vô số các thang thuốc cổ truyền như cửu vị khương hoạt thang từ khương hoạt, phòng phong; Ma Hoàng Thang từ ma hoàng, hạnh nhân, quế chi; Kinh phong bại độc tán từ sài hồ, tiền hồ, hay hương tô tán, quế chi tán từ lá tía tô, quế chi, thược dược.
Để trị nhiễm lạnh, các phương thuốc cổ xưa còn chỉ ra rằng việc kết hợp xông hơi dược liệu, bấm huyết, xoa bóp và châm cứu cũng sẽ giúp cơ thể khơi thông khí huyết, làm ấm và giải độc cho cơ thể.
Điều trị các bệnh xương khớp
Điều trị các bệnh xương khớp trước hết là phải giúp giảm đau, trừ thấp, ngăn ngừa cơn đau khớp quay trở lại. Do đó trong các bài thuốc cổ truyền thường sử dụng các dược liệu như xuyên quy, vương cốt đằng, ngưu tất, mộc qua, hoàng cầm, quế chi, thậm chí là độc hoạt và thạch cao với liều lượng pha chế cho phép để giúp thông kinh, hoạt lạc, giúp hô phong trừ thấp, giúp giảm đau và ngăn ngừa các bệnh về xương khớp hiệu quả.
Điều trị bệnh tim mạch
Đối với các bệnh tim mạch có thể sử dụng tinh chất từ hoa dâm bụt hoặc là đan sâm ( một thảo dược quý có trong thiên nhiên) kết hợp với dược liệu khác có tác dụng lưu thông khí huyết, ngăn chặn sự ứ đọng, trì trệ của thành mạch máu, giúp hạn chế tình trạng tai biến mạch máu não cũng như các căn bệnh tim mạch nguy hiểm khác.
Thuốc cổ phương mặc dù được nhiều người biết và sử dụng rộng rãi song cũng cần có sự hướng dẫn của các lương y về tỷ lệ giữa các thành phần của thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn sức khỏe. Do đó trước khi sử dụngthuốc cổ phương, chúng ta cũng nên dành thời gian đi thăm khám ở các cơ sở y tế, bệnh viện y học cổ truyền để được các bác sĩ tư vấn và điều trị đúng bệnh đúng thuốc.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!