Các số liệu thống kê đã cho thấy, tỉ lệ mắc ung thư phổi ở cả 2 giới tại Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới, trong đó, tỉ lệ tử vong chỉ đứng sau ung thư gan. Đa số bệnh nhân khi được chuẩn đoán ung thư phổi căn bệnh đều đã đi vào giai đoạn muộn. Ung thư phổi được chia thành hai nhóm là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. 80% - 85% bệnh nhân mắc ung thư phổi đều rơi vào nhóm ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của khoa học kỹ thuật trong một vài năm trở lại đây, việc điều trị ung thư phổi đã có nhiều thay đổi tích cực, đặc biệt là đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ. Các nhà khoa học trong lĩnh vực sinh học phân tử đã tìm ra thuốc mới, có khả năng tác động vào các phân tử đặc biệt cần thiết cho quá trình sản sinh ung thư và phát triển khối u. Đó được gọi là phương pháp điều trị đích.
Ung thư phổi có chữa được không?
Chia sẻ câu chuyện dùng Fucoidan điều trị bệnh ung thư phổi thành công
2
Ung thư phổi gây nổi hạch ở đâu?
Gạo lứt muối vừng đã giúp tôi chiến thắng ung thư phổi
Chia sẻ của vị bác sĩ may mắn thoát khỏi ung thư phổi giai đoạn cuối
Tại Việt Nam, không ít trường hợp đã tránh được lưỡi hái tử thần nhờ áp dụng phương pháp điều trị này. Tôi có quen một người phụ nữ tên C, 68 tuổi đang sinh sống tại Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 8 năm 2010, thấy bên ngực trái bị đau, cô quyết định đi khám và phát hiện mình bị ung thư phổi. Ngay lập tức cô làm phẫu thuật cắt bỏ khối u tại Việt Nam, sau đó sang Singapore để gặp bác sĩ Lynette Ngo Su – Mien, cũng là chuyên gia ung thư đang công tác tại bệnh viện Raffles Singapore để xin lời tư vấn thứ 2.
Cô C được yêu cầu chụp PET CT để kiểm tra lạị tình trạng khối u sau ca phẫu thuật loại bỏ và để được lên phác đồ điều trị chuyên sâu hơn. Kết quả chụp cho thấy cô bị ung thư phổi giai đoạn 4, khối u trước ca phẫu thuật loại bỏ đã lan tỏa đến màng phổi và hạch treo phình to ở lồng ngực. Với tình trạng đó, cô C được chỉ định sử dụng phương pháp nhắm trúng đích dạng viên Iressa. Thời gian đó là tháng 12 năm 2010. Liệu pháp này đã khiến các u màng phổi teo đi hoàn toàn. Tuy nhiên, cô C lại không thể duy trì liều lượng thuốc theo chỉ định do điều kiện kinh tế khó khan. Đó cũng là lý do khiến căn bệnh của cô bị tái phát 2 năm sau đó. Lần này, lượng hạch không chỉ dừng ở lồng ngực mà còn di căn sang gan. Thuốc Iressa lúc này cũng không còn tác dụng đối với cô.
May mắn thay, một tia hi vọng khác đã đến với cô C. Dòng thuốc đích thế hệ 2 Afitinib lúc bấy giờ đang được thử nghiệm để dành cho những bệnh nhân kháng thuốc thế hệ 1 như cô. Cô được ghi vào danh sách thử nghiệm và sẽ được dùng thuốc miễn phí nếu phản ứng tốt. Điều kỳ diệu đã đến với cô khi khối u của cô biến mất hoàn toàn, các hạch teo lại đáng kể. Hiện nay, thuốc Afitinib đã được Bộ Y tế Singapore kiểm duyệt và đưa vào danh sách thuốc điều trị.
Iressa, Tarceva, Afatinib là ba loại thuốc được chỉ định cho bệnh nhân đột biến gen tại Exon 19 và Exon 21 nhờ tác dụng ức chế EGFR. Afatinib là thế hệ thứ hai sau Iressa và Tarceva. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy, Afatinib có hiệu quả với HER – 2 và một số đột biến gen khác mà Tarceva không có.
Có thể thấy, cô C sử dụng Afatinib hiệu quả hơn Iressa do cơ chế hấp thụ thuốc của cơ thể và cơ chế tấn công của thuốc khác nhau phụ thuộc vào từng thời điểm, hoặc có thể do cô C thuộc 12% người bệnh kháng thuốc EGFR thế hệ đầu tiên.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, nếu muốn dùng thuốc đích để điều trị, nên đi khám cẩn thận để lựa chọn được loại thuốc phù hợp và có phác đồ điều trị cụ thể, nếu không sẽ rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!