Thuốc trị viêm mũi dị ứng mạn tính

Kiến Thức Y Học - 01/10/2025

Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra những triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh. Việc khám chữa có thể rất tốn kém và mất thời gian nhưng không khỏi bệnh. Vậy có thuốc trị viêm mũi dị ứng mạn tính nào khỏi hay không?

Bệnh viêm mũi dị ứng gây ra những triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh. Việc khám chữa có thể rất tốn kém và mất thời gian nhưng không khỏi bệnh. Vậy có thuốc trị viêm mũi dị ứng mạn tính nào khỏi hay không?

Viêm mũi dị ứng mạn tính là gì?

Viêm mũi dị ứng mạn tính là biểu hiện các triệu chứng viêm mũi kéo dài. Định nghĩa các bác sĩ sử dụng cho viêm mũi mạn tính là triệu chứng viêm mũi xuất hiện trong một giờ hoặc nhiều hơn ở hầu hết các ngày trong năm. Tuy nhiên, trong thực tế có sự thay đổi lớn. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng xuất hiện ở một khoảng thời gian nhất định trong ngày, kéo dài nhiều ngày. Trong một số trường hợp, các triệu chứng xuất hiện rồi biến mất.

Mức độ nghiêm trọng của viêm mũi dị ứng mạn tính có thể khác nhau. Một số người có dị ứng mũi nhẹ mà từ khi có bệnh đến khi hết ít gây rắc rối. Mặt khác, một số người rất mệt mỏi bởi thông thường, các triệu chứng xuất hiện hàng ngày. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến công việc, học tập, cuộc sống và đời sống xã hội.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng mạn tính

Nhận biết dấu hiệu để tìm ra cách chữa viêm mũi dị ứng mạn tính

Viêm mũi dị ứng mạn tính có hai loại chính, đó là viêm mũi dị ứng mạn tính quá phát và viêm mũi dị ứng mạn tính xuất tiết. Những triệu chứng và dấu hiệu cụ thể của mỗi loại khá khác nhau: Viêm mũi dị ứng mạn tính quá phát: Các triệu chứng cụ thể là nghẹt mũi, nhiều lúc xuất tiết. Loại này thường xuất hiện ở người lớn nhiều hơn. Nguyên nhân có thể là do bị lệch vách ngăn mũi hoặc do thường xuyên tiếp xúc với bụi và hóa chất.

Viêm mũi dị ứng mạn tính xuất tiết: Người bệnh thường có xu hướng chảy mũi, các niêm mạc bị phù nề, đọng nhiều chất nhầy, cuốn mũi to và cứng gây hẹp đường thở. Khi bạn bị ngạt mũi trong thời gian dài, điều đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng ngửi của bạn, đôi lúc không thể ngủ do khó thở. Loại này thường xuất hiện tương đối nhiều ở trẻ em, nguyên nhân có thể là vì trẻ mắc bệnh viêm mũi dị ứng nhiều lần hoặc sau khi bị viêm amiđan.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mạn tính

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm mũi mạn tính là bị dị ứng với bọ ve trong bụi nhà. Tuy nhiên, dị ứng với vật nuôi hoặc động vật khác cũng phổ biến. Bọ ve trong bụi nhà là một sinh vật nhỏ bé hiện diện trong mỗi gia đình. Nó chủ yếu sống trong phòng ngủ, nệm, gối và thảm. Nó thường không gây hại nhưng một số người bị dị ứng với các chất thải của bọ ve. Bọ ve trong bụi nhà có mặt quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Mảnh da chết, lông nước tiểu và nước bọt của vật nuôi như mèo, chó, ngựa, chuột đồng, chuột lang,... cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng ở một số người.

Tác nhân gây dị ứng khác ít phổ biến hơn. Dị ứng trong công việc đôi khi cũng xảy ra. Ví dụ, dị ứng do động vật thí nghiệm, cao su, để bột hay bụi gỗ, hoặc các hóa chất khác. Nếu các triệu chứng giảm bớt vào cuối tuần hoặc ngày lễ thì có thể nghĩ tới dị ứng do công việc.

Bệnh sốt mùa hè (do dị ứng với phấn hoa) là một dạng khác của viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, bệnh sốt mùa hè có xu hướng theo mùa và không kéo dài bởi vì nó xảy ra trong một khoảng thời gian cụ thể mỗi năm.

Ví dụ, mùa phấn hoa cỏ trong thời gian cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Các triệu chứng của dị ứng ở mũi là do hệ miễn dịch phản ứng với các chất gây dị ứng (như phân phấn hoa hay bụi nhà). Các tế bào trong niêm mạc mũi sẽ phản ứng viêm, sưng, chảy nước mũi... khi họ tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Thuốc trị viêm mũi dị ứng mạn tính

Thuốc trị viêm mũi dị ứng mạn tính

Các thuốc antihistamines

Các thuốc gây buồn ngủ (sedating antihistamines):các thuốc có thể làm ta dật dừ, buồn ngủ, như Benadryl, Chlor-Trimeton, Tavist, Atarax, Phenergan, ...

Thuốc mới Zyrtec, cũng thuộc nhóm gây buồn ngủ, song ít gây dật dừ và những phản ứng phụ khác như các thuốc cùng nhóm, lại chỉ cần dùng ngày 1 lần.

Các thuốc không buồn ngủ (nonsedating antihistamines):gồm các thuốc Allegra, Claritin, Clarinex..

Allegra, Claritin, Clarinex ít làm khô miệng, bí tiểu, tiện lợi vì chỉ cần dùng ngày 1 hay 2 lần. Claritin nay mua được không cần toa bác sĩ.

Do ít gây phản ứng phụ, ba thuốc này được các bác sĩ dùng rất nhiều. Song, mỗi cơ thể một khác, có khi bạn lại thấy một thuốc mua bên ngoài không cần toa bác sĩ giúp bạn hơn cả thuốc mắc tiền bác sĩ biên toa. Khi dùng thuốc nếu thấy thuốc không gây phản ứng gì khiến bạn khó chịu, thì bạn vẫn cứ tiếp tục dùng nó, vừa tốt vừa rẻ.

Các thuốc co màng mũi (decongestants):Các thuốc antihistamines, loại gây buồn ngủ hoặc loại không gây buồn ngủ, đều chỉ làm bớt chảy mũi, hắt hơi, ngứa mũi, ngứa mắt, ngứa cổ họng, nhưng không làm bớt nghẹt mũi. Thông thường thì đối với các loại thuốc co màng mũi mới chữa nghẹt mũi. Sudafed là một thuốc co màng mũi điển hình, chắc ai trong chúng ta cũng đã có dịp dùng.

Đối với thuốc co màng mũi dùng để chữa nghẹt mũi, nhưng ngược lại, không làm giảm chảy mũi, hắt hơi, ngứa ngáy.

Cái giá của người dùng thuốc tổng hợp antihistamine/decongestant thường phải trả là khó ngủ (insomnia) và khô miệng (dry mouth).

Thuốc có chất steroid

Đối với trường họp bị dị ứng mũi nặng, ta phải dùng đến vũ khí mạnh: chất steroid. Ở Mỹ, Prednisone là thuốc steroid hay được dùng nhất. Prednisone dễ sử dụng, và ít gây hại hơn những thuốc cùng loại. Cần phải lưu ý .rằng, trong trường hợp dị ứng mũi cần đến Prednisone, thuốc cũng chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn (3 đến 5 ngày)

Thuốc antileukotrienes:

Gần đây, thuốc Singulair, thuộc nhóm antileukotrienes (chống lại leukotrienes), chữa suyễn, cũng được dùng để chữa dị ứng mũi. Singulair hữu hiệu ngang với thuốc Claritin, song đắt hơn.

Lưu ý: Các sản phẩm là thuốc đặc trị, bạn đọc chỉ nên tham khảo. Nếu sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Xem thêm:

  • Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không?
  • Chữa viêm mũi dị ứng quanh năm như thế nào?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!