Thường xuyên chảy máu cam có nguy hiểm không?

Kiến Thức Y Học - 04/29/2024

Chảy máu cam là triệu chứng thường gặp, có thể gặp ở bất kỳ một độ tuổi nào. Vậy chảy máu cam là bệnh gì? Thường xuyên chảy máu cam có nguy hiểm không? Hãy để Lily & WeCare giải đáp thắc mắc này cho các bạn tham khảo và biết cách xử lý khi bị chảy máu cam.

Chảy máu cam là triệu chứng thường gặp, có thể gặp ở bất kỳ một độ tuổi nào. Vậy chảy máu cam là bệnh gì? Thường xuyên chảy máu cam có nguy hiểm không? Hãy để Lily & WeCare giải đáp thắc mắc này cho các bạn tham khảo và biết cách xử lý khi bị chảy máu cam.

Thường xuyên chảy máu cam có nguy hiểm không?

1. Bị chảy máu cam có nguy hiểm không?

Chảy máu cam có thể gặp ở nhiều đối tượng cả người lớn và trẻ nhỏ với nhiều mức độ khác nhau. Một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như ngoáy mũi nhiều cũng có thể gây chảy máu cam và nếu lượng máu cam chảy ít, nhanh hết thì không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tần suất chảy máu cam thường xuyên, dày đặc với lượng máu chảy ra nhiều thì bạn cần lưu ý và đi khám bác sĩ ngay để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Các bác sĩ cũng khuyên rằng, nếu thấy hiện tượng chảy máu cam bất thường bạn không nên chủ quan về điều đó mà hãy cẩn trọng hơn bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng, các bệnh lý nguy hiểm nên khám và điều trị kịp thời.

Thường xuyên chảy máu cam có nguy hiểm không?

2. Một số nguyên nhân gây chảy máu cam phổ biến

  • Thay đổi sinh lý: Thường gặp nhất đối với phụ nữ có thai, nhất là bị cao huyết áp khi mang thai. Nội tiết tố thay đổi cũng có thể là nguyên nhân khiến đối tượng này dễ bị chảy máu cam hơn.
  • Thiếu vitamin C:Chảy máu cam là một trong những dấu hiệu điển hình chứng tỏ lượng vitamin C bạn cung cấp cho cơ thể bị thiếu hụt trầm trọng. Khi thiếu vitamin C, da sẽ bị khô, dễ bị xuất huyết dưới da (da dễ bị bầm tím khi va chạm nhẹ), chảy máu cam, chảy máu lợi, vết thương lâu lành,...
  • Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u:Chảy máu cam có màu đậm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi do bệnh viêm xoang mạn tính gây nên. Thường gặp nhất ở người trưởng thành.
  • Viêm mũi dị ứng:Một số bệnh nhân bị bệnh viêm mũi dị ứng thường xuyên hắt hơi và xì mũi khiến các mao mạch giãn ra, vỡ gây chảy máu cam.
  • Tăng huyết áp: Người lớn tuổi nếu bị tăng huyết áp thì rất dễ rơi vào tình trạng này. Ngoài chảy máu cam thì người bệnh còn có thể bị xuất huyết não, suy tim, bóc tách thành động mạch chủ,...
  • Dị vật trong mũi: Không ít trường hợp bị mắc các dị vật trong mũi, gây nhức đầu khó chịu và chảy máu cam.
  • Ung thư vòm mũi họng: Chứng chảy máu cam thường xuyên có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm này nên bạn cần lưu ý. Bên cạnh chảy máu cam, nếu bạn đang gặp phải những bất thường như: chảy nước mũi liên tục, ngạt tắc mũi một bên ngày càng tăng, ù tai và nghe kém do khối u chèn ép vùng loa vòi tai, người gầy xanh, mệt mỏi,... thì nguy cơ mắc ung thư vòm mũi họng là rất cao.
  • Viêm xoang mũi cấp tính và mạn tính:Bệnh nhân bị viêm xoang mũi thường gặp phải tình trạng lớp chất nhày bảo vệ bề mặt niêm mạc mũi bị tổn thương. Lúc này, các mạch máu nằm ngay dưới đó cũng hay bị xước, rách gây chảy máu cam,...

Thường xuyên chảy máu cam có nguy hiểm không?

3. Cách xử lý khi bị chảy máu cam

Dù nguyên nhân gây chảy máu cam là do đâu, thì việc cầm máu khi bị chảy máu cam là hết sức cần thiết. Hãy thực hiện theo những hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Dừng ngay các hoạt động, ngồi ở tư thế thẳng lưng, đầu hơi nghiêng về trước nhằm hạ huyết áp ở các tĩnh mạch mũi.
  • Bước 2: Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt mũi để ngăn máu chảy, người bệnh thở bằng miệng, giữ như vậy từ 5 – 10 phút. Động tác này sẽ làm máu ngừng chảy, có thể đặt một viên đá lạnh trước mũi để đạt được hiệu quả nhanh hơn.

Trong trường hợp máu vẫn chảy, bạn hãy thử lấy một miếng bông gòn dài khoảng 2-3 cm đã tẩm ướt để vào mũi. Các bạn nhớ ấn hai cánh mũi cho bông tiếp xúc với niêm mạc. Nếu cảm thấy tình trạng đã ổn thì hãy để khoảng một tiếng hoặc hơn rồi mới lấy ra.

Thường xuyên chảy máu cam có nguy hiểm không?

Cần chú ý rằng, nhiều người thường mắc sai lầm ngửa đầu ra sau khiến cho người bệnh bị sặc và ho do máu chảy xuống miệng, do đó cần tránh. Sau khi máu đã cầm, không nên ngoáy hoặc xì mũi, luôn giữ đầu ở mức cao hơn tim và không nên cúi trong vòng vài giờ sau khi bị chảy máu cam.

Đây chỉ là cách xử lý tạm thời, nếu tình trạng chảy máu camtiếp diễn thường xuyên bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có phương án đối phó hiệu quả nhất. Tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu kéo dài thời gian.

Trang Nguyễn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!