Cô gái Tiểu Liễu (21 tuổi, sống tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) và bạn trai đã yêu nhau được 2 năm. Dù không ở chung nhà nhưng hai người họ vẫn thường xuyên 'quan hệ' với nhau. Thời gian gần đây, Tiểu Liễu cảm thấy cơ thể không được khỏe, cô phát hiện bị chảy máu sau mỗi lần làm 'chuyện ấy', không những thế vùng kín của cô cũng thường xuyên chảy máu bất thường.
Cô quyết định tìm tới Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Thành phố Thập Yển để thăm khám, tại đây bác sĩ Triệu Du, trưởng khoa Y tế Phụ nữ của bệnh viện đã chỉ định Tiểu Liễu soi và sinh thiết cổ tử cung.
Kết quả khiến Tiểu Liễu vô cùng sững sờ, cô đã mắc căn bệnh ung thư cổ tử cung, tế bào ung thư đã dần dần lan sang các bộ phận khác chính vì thế cô không thể phẫu thuật mà chỉ có thể điều trị qua phương pháp xạ trị mà thôi.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 2 ở phụ nữ Trung Quốc, chỉ đứng sau ung thư vú và được biết đến với biệt danh 'sát thủ đỏ'. Virus u nhú ở người (HPV) là thủ phạm lớn nhất gây bệnh ung thư cổ tử cung và 99% ung thư cổ tử cung có nguy cơ cao liên quan đến nhiễm trùng HPV.
Ngoài ra, HPV còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh sủi mào gà và ung thư miệng. Loại virus này không chỉ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm ở phụ nữ mà còn tấn công và gây ra nhiều bệnh ở cả nam giới.
Một số nguyên nhân gây ra bệnh ung thư cổ tử cung
- Có nhiều đối tác tình dục:Dù là đàn ông hay phụ nữ mà có quá nhiều đối tác tình dục thì cũng đều gia tăng nguy cơ mắc ung thư.
Nói một cách khác, ung thư cổ tử cung chủ yếu do lây nhiễm chéo hoặc nhiễm trùng khi quan hệ tình dục.
- Quan hệ tình dục lần đầu trước 16 tuổi:Càng quan hệ khi trẻ tuổi thì khả năng mắc ung thư cổ tử cung càng cao. Đặc biệt, người có lần đầu quan hệ trước 16 tuổi có nguy cơ mắc bệnh vô cùng lớn.
Sinh nở sớm, sinh nhiều con (3 lần trở lên):Sinh con sớm và nhiều sẽ khiến cho tử cung bị tổn thương từ đó tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung.
Hút thuốc:Hút thuốc có thể ức chế chức năng miễn dịch của cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sạch nhiễm HPV và thúc đẩy khả năng mắc ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những phụ nữ hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp đôi so với những người không hút.
Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung
Theo các bác sĩ, bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hầu như chưa có triệu chứng do đó chị em không thể nhận biết mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hầu như chưa có triệu chứng
Khi đã ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể có những biểu hiện dưới đây:
- Xuất huyết âm đạo bất thường.
- Đau nhức ở quanh vùng chậu hoặc bị chuột rút ở những ngày không có kinh nguyệt.
- Dịch âm đạo tăng bất thường, màu sắc lạ (có màu vàng, xanh như mủ hoặc lẫn máu), có mùi khó chịu...
- Bị trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài hoặc máu kinh nguyệt có màu đen sẫm...
- Đau hoặc chảy máu sau khi quan hệ.
- Thiếu máu, mệt mỏi.
Làm sao để phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung?
Theo bác sĩ Zeng Youling, phó khoa Phụ khoa, Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em thành phố Vũ Hán, việc phòng ngừa được chia thành 3 cấp độ khác nhau, một là tiêm chủng, hai là sàng lọc và thứ ba là điều trị sớm. Nếu phát hiện ung thư cổ tử cung sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Ngay cả nam giới cũng nên tiêm ngừa ung thư cổ tử cung vì đã có bệnh nhân nam phải trả giá đắt bởi căn bệnh này.
Ngoài ra, phụ nữ cần chú ý không nên 'yêu' quá sớm và bừa bãi, không nên lạm dụng thuốc tránh thai. Chú ý giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ, không mặc quần lót quá chật, khám phụ khoa khi vùng kín có những triệu chứng bất thường cũng sẽ giúp phụ nữ tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.
(Nguồn: Sohu)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!