Tiêm ngừa sởi trễ có sao không?

Kiến Thức Y Học - 01/08/2025

Sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến tại Việt Nam. Trẻ em thường được tiêm vắc xin ngừa sởi. Tuy nhiên có nhiều trường hợp các mẹ cho con tiêm ngừa sởi trễ. Như vậy có ảnh hưởng gì đến tác dụng của thuốc không?

Sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến tại Việt Nam. Trẻ em thường được tiêm vắc xin ngừa sởi. Tuy nhiên có nhiều trường hợp các mẹ cho con tiêm ngừa sởi trễ. Như vậy có ảnh hưởng gì đến tác dụng của thuốc không?

Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?

Hàng năm có khoảng 2,6 triệu ca tử vong vì bệnh sởi khi chưa có vắc xin. Ngày nay khi có vắc xin phòng bệnh tỷ lệ tử vong đã giảm, tuy nhiên nó vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Năm 2010, trên thế giới cứ 4 phút sẽ có một người chết vì bệnh sởi.

Ở Việt Nam, bệnh vẫn rất phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm hơn so với trước khi triển khai tiêm vắc xin.

Những biến chứng nguy hiểm sau khi mắc sởi đó chính là có thể dẫn tới tiêu chảy, viêm phổi, mù lòa, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ bị suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS, hay các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Mắc sởi khi mang thai gây ra sảy thai, đẻ non.

Tiêm ngừa sởi trễ có sao không?

Bệnh sởi lây qua những con đường nào?

  • Bệnh sởi là bệnh lây qua đường hô hấp như hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm, dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước tới 4 ngày sau phát ban.

  • Virus sởi có thể lây lan mạnh trên diện rộng vì thế nên sẽ rất dễ gây dịch lớn. Một người mắc bệnh có thể lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.

  • Bệnh sởi lây nhiễm từ người sang người, không có ghi nhận bệnh ở động vật.

  • Người có nguy có mắc bệnh sởi

  • Người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh.

Tại Việt Nam nhóm có nguy cơ mắc bệnh là

  • Trẻ nhỏ bởi không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang và chưa được tiêm vắc xin.

  • Trẻ đã tiêm vắc xin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.

  • Người lớn do chưa từng mắc sởi hay tiêm vắc xin trước đây. Vì thế các nhóm đối tượng này cần được bảo vệ bằng việc tiêm vắc xin sởi.

  • Sống ở nơi có mật độ dân số đông cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh.

Dấu hiệu của việc mắc bệnh sởi

  • Giai đoạn khởi phát bạn sẽ có những dấu hiệu như sốt cao, hắt hơi, ho.

  • Giai đoạn toàn phát: Những nốt ban xuất hiện theo trình tự từ đầu tới cổ, thân mình và tới tay, chân. Sau đó sẽ mất đi theo trình tự từ đầu, cổ, tới chân tay.

  • Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân sẽ dễ bị biến chứng như viêm phổi hoặc suy dinh dưỡng.

Chẩn đoán sởi bằng phương pháp nào?

Thực hiện chẩn đoán bệnh sởi dựa vào xét nghiệm huyết thanh – đây là phương pháp chính xác nhất. Khi thực hiện xét nghiệm cần lấy 3ml máu của bệnh nhân trong thời gian khoảng 28 ngày kể từ khi phát ban để tìm ra kháng thể IgM. Nếu kết quả dương tính có nghĩa là bệnh nhân mắc sởi.

Bên cạnh đó cũng có thể chẩn đoán bệnh dựa vào những triệu chứng lâm sàng và thông tin tiếp xúc với nguồn lây.

Cách phòng bệnh sởi

  • Thực hiện tiêm vắc xin ngừa sởi chính là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất để phòng bệnh sởi.

  • Cho bé nghỉ học khi bị bệnh.

  • Khi có ca mắc sởi nên chú ý cách ly bệnh nhân và hạn chế tiếp xúc tới 4 ngày sau khi phát ban.

  • Tẩy trùng, dọn vệ sinh cho nơi ở thông thoáng.

  • Khi có dịch nên hạn chế tập trung đông người.

Tiêm ngừa sởi trễ có sao không?

Tiêm ngừa sởi trễ có sao không?

Thông thường ở những nước phương Tây, nơi có ít loại bệnh này, người ta thường tiêm ngừa sởi cho trẻ em vào tháng thứ 12. Đối với nước có nhiều người mắc bệnh này như Việt Nam, việc tiêm ngừa sởi cho trẻ vàng tháng thứ 9 cũng có khi là tháng thứ 6. Nhưng thời gian tiêm vắc xin sởi đúng nhất là tiêm phòng mũi đầu tiên lúc 9 tháng tuổi và mũi 2 lúc bé 18 tháng tuổi.

Tuy nhiên cần biết rằng, không nhất thiết phải tiêm ngừa sởi cho trẻ sớm bởi tác dụng phòng bệnh, bảo vệ không kéo dài sau đó. Thông thường với bệnh sởi việc tiêm chủng mở rộng quốc gia sẽ tiêm phòng bệnh cho trẻ hai lần đó là trước 12 tháng và tiêm nhắc lại sau đó 3 tháng hoặc 6 tháng sau. Do đó nếu trẻ chưa bị bệnh, việc tiêm ngừa sởi trễ 1 – 2 tháng không sao cả, vẫn có thể tiêm bình thường và không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ. Nếu như tiêm trước, trẻ sẽ được phòng bệnh trước. Tốt nhất các mẹ nên tiêm phòng đúng lịch cho con em.

Một số bệnh viện tiêm ngừa sởi tại Tp. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Nhi đồng 1

Bệnh viện Nhi đồng 1 là bệnh viện chuyên khoa nhi, được xây dựng năm 1954 và chính thức hoạt động vào tháng 10 năm 1956 với 268 giường bệnh nội trú. Trải qua hơn 58 năm hoạt động, Bệnh viện chúng tôi ngày càng phát triển vững mạnh với quy mô 1.400 giường nội trú, hơn 1.600 nhân viên; Bệnh viện thu dung trên 1,5 triệu lượt khám và 95.000 lượt điều trị nội trú hàng năm. Hiện nay, chúng tôi tiếp nhận điều trị tất cả các trẻ bệnh từ mới sinh đến 15 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.

Khu nội trú tại bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa về nhi. Bệnh viện tập trung phát triển chuyên sâu vào các lĩnh vực sau: Hồi sức cấp cứu nhi, Sơ sinh, Bệnh nhiễm trùng và các dịch bệnh ở trẻ em, Phẫu thuật nhi và điều trị dị tật bẩm sinh có thể can thiệp hiệu quả (trong đó có tim bẩm sinh), Huyết học ung bướu. Khu khám và điều trị trong ngày với 55 phòng khám và 6 phòng mổ về cùng ngày. Bệnh viện có thể tiếp nhận số lượt khám bệnh lên đến 7.000 lượt bệnh nhi mỗi ngày. Các thế mạnh điều trị nhi của bệnh viện là hồi sức cấp cứu – chống độc, sơ sinh, phẫu thuật nhi đủ các chuyên khoa, phẫu thuật tim hở và can thiệp tim mạch kín, điều trị phẫu thuật ung bướu nhi, bệnh lý thận – nội tiết, bệnh lý nhiễm trùng và dịch bệnh ở trẻ em, tai mũi họng nhi và thính học, răng hàm mặt và phẫu thuật hàm mặt nhi, điều trị bệnh võng mạc ở trẻ sơ sinh non tháng. Các chuyên khoa hỗ trợ như vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, âm ngữ trị liệu, tâm vận động, tâm lý trị liệu, dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, kiểm soát nhiễm khuẩn cũng là một trong những đơn vị đầu ngành về nhi khoa trong cả nước.

Bệnh viện được xếp hạng là bệnh viện chuyên khoa nhi hạng 1, tuyến cuối về nhi khoa; do sở Y tế thành phố.Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý; được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến cho khu vực Tây Nam Bộ, thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh cho 3 tỉnh Long An – Cần Thơ – Cà Mau; là trung tâm đào tạo thực hành cho Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y – Đại học Quốc gia thành phố.Hồ Chí Minh; Bệnh viện còn là cơ sở đào tạo y khoa liên tục do Bộ Y tế cấp mã đào tạo. Bệnh viện là nơi tiếp nhận sinh viên quốc tế đến tham quan, học tập chuyên ngành nhi khoa.

Bệnh viện cũng là một trung tâm hợp tác nghiên cứu lâm sàng về nhi khoa với các viện, bệnh viện đầu ngành trong cả nước, Tổ chức Y tế Thế giới, các đại học và viện nghiên cứu của các nước phát triển. Mục tiêu của Bệnh viện là đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của trẻ em trong môi trường an toàn và thân thiện, với chất lượng chăm sóc cao và đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động có trình độ chuyên môn tương xứng với một bệnh viện chuyên khoa Nhi đầu ngành của khu vực phía Nam. Với một tập thể đội ngũ 1600 nhân viên nhiệt tình, năng động, có trình độ tay nghề giỏi và trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện đã đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho các cháu bệnh nhi.

  • Địa chỉ số 341 Sư Vạn Hạnh, 10, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh

  • Thời gian làm việc Thứ Hai - Thứ Sáu sáng từ 07:00 - 11:00, chiều từ 13:00 - 16:00. Thứ Bảy, Chủ Nhật từ 07:00 - 20:00

Tiêm ngừa sởi trễ có sao không?

Bệnh viện Nhi đồng 2

Bệnh viện Nhi đồng 2 tọa lạc tại số 14 Lý Tự Trọng – Phường Bến nghé, quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh, là một trong ba bệnh viện chuyên khoa nhi hàng đầu tại Việt nam, cùng với Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách điều trị bệnh nhân nhi khoa và tham gia chỉ đạo tuyến cho các tỉnh/thành phía Nam, khu vực miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung và Tây nguyên. Bệnh viện Nhi đồng 2 là một trong ba bệnh viện chuyên khoa nhi hàng đầu tại Việt nam, cùng với bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách điều trị bệnh nhân nhi khoa và tham gia chỉ đạo tuyến cho các tỉnh/thành phía Nam, khu vực miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung và Tây nguyên.

Bệnh viện được bắt đầu xây dựng từ 1867 và bắt đầu nhận bệnh từ 1873. Ban đầu bệnh viện mang tên bệnh viện Hải quân, sau đó là bệnh viện Quân đội, phục vụ chiến tranh Đông Dương. Bệnh viện được chuyển giao cho chính phủ Việt Nam từ năm 1976. Từ 1- 6 - 1978 bệnh viện được giao nhiệm vụ khám và chăm sóc điều trị cho trẻ em và mang tên bệnh viện Nhi Đồng 2. Là bệnh viện hạng I, cùng với bệnh viện Nhi Đồng 1 phụ trách điều trị cho bệnh nhân thuộc thành phố và các tỉnh phía Nam. Từ 2-9-2006, bệnh viện đã đưa vào sử dụng khu điều trị mới sau hai năm xây dựng lại trên nền khu điều trị cũ đã sử dụng trên một trăm năm.

Hiện tại bệnh viện đang có dự án sữa chữa và xây dựng lại khu xét nghiệm vi sinh đạt tiêu chuẩn ISO 15189 của quốc tế do Đại học Oxford và Wellcome-Trust tài trợ. Bệnh viện Nhi đồng 2 là cơ sở thực tập và đào tạo sinh viên, Bác sĩ sau đại học của đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành phía Nam, cử nhân Quản trị bệnh viện của đại học Hùng Vương. Trong năm 2011, Bệnh viện Nhi đồng 2 được Bộ Y tế công nhận là cơ sở đào tạo về Nhi khoa của Bộ và cấp mã số đào tạo. Hàng năm áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật y học của Thế giới vào trong chẩn đoán, điều trị và có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở. Dù nhiệm vụ chính là công tác chuyên môn khám và chữa bệnh, nhưng bệnh viện luôn hướng về cộng đồng, thường xuyên tổ chức nhiều đợt khám bệnh từ thiện và phát thuốc cho đồng bào vùng sâu, vùng xa như Gia Lai, Long An, Bình Dương.

  • Địa chỉ số 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

  • Thời gian làm việc Thứ Hai - Chủ Nhật từ 07:30 - 19:30

Bệnh viện Từ Dũ

Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh đã và đang là một địa chỉ tin cậy, ngày càng được bệnh nhân tin yêu. Đáp lại tấm chân tình ấy với những nỗ lực không mệt mỏi của ban Giám đốc và toàn thể cán bộ công chức bệnh viện trên mọi lĩnh vực, nhằm một mục tiêu giữ vững danh hiệu, cố gắng để đạt thành tích mới, hết lòng hưởng ứng phong trào: “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”. Với tinh thần đoàn kết gắn bó và cầu tiến, lòng nhiệt tình với tâm huyết người làm y đức, bệnh viện đã xây dựng mạng lưới tuyến cơ sở vững mạnh đủ khả năng phục vụ bệnh nhân tại chỗ, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em khu vực phía Nam.

  • Địa chỉ số 284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

  • Thời gian làm việc Thứ Hai - Thứ Sáu từ 07:00 - 16:30

Tiêm ngừa sởi trễ có sao không?

Viện Pasteur

Viện Pasteur Sài Gòn, Viện Pasteur ngoài Pháp đầu tiên trên thế giới và nay là Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, đã được thành lập. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, bao nhiêu thế hệ đã đi qua, để cống hiến, xây dựng và phát triển. Nhưng sự nghiệp Pasteur vẫn là sự nghiệp của khoa học, phục vụ sức khỏe cộng đồng và hợp tác giữa các dân tộc. Phát huy truyền thống khoa học của Pasteur, ngày nay, dưới sự quan tâm của Đảng, chính phủ và sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Y tế, sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả của các cơ quan chức năng, hệ thống y tế các cấp và sự hợp tác quốc tế đa phương, toàn diện, Viện Pasteur đã quyết tâm xây dựng Viện thành một trung tâm y tế chuyên sâu và cơ sở y tế dự phòng đầu ngành của khu vực phía Nam.

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều yếu tố, phát triển tích cực và có cả mặt trái của nó, đồng thời trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã xuất hiện các bệnh mới nguy hiểm như SARS, cúm A/H5N1, Nihpa virus Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh cố gắng hoạt động theo quan điểm y học dự phòng, với các biện pháp chủ động là phương cách hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất để khống chế bệnh tật và bảo vệ sức khỏe cho một cộng đồng rộng lớn gồm số đông cá thể. Như Pasteur đã nói "Hãy quan tâm đến ngôi đền thiêng liêng mang các tên đầy ý nghĩa, phòng thí nghiệm. Hãy yêu cầu nhân lên rất nhiều, trang trí lên thật đẹp: đây chính là ngôi đền của tương lai, của phồn vinh, của cuộc sống yên lành. Chính ở đây, loài người sẽ lớn lên, mạnh lên và tốt lên".

Phòng thí nghiệm HIV, nơi đây đã phát hiện trường hợp HIV đầu tiên của Việt Nam (năm 1990), cùng với các phòng thí nghiệm polio, sởi, dengue xuất huyết, cúm, kháng thuốc đã được trang bị máy móc hiện đại, cán bộ đào tạo bài bản để có thể bắt kịp với trình độ quốc tế về chẩn đoán, phát hiện, nghiên cứu vi sinh, miễn dịch, sinh học phân tử và nghiên cứu phát triển sản xuất vắc xin phòng bệnh, sinh phẩm chẩn đoán góp phần phục vụ giám sát và phòng chống dịch bệnh như thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, khống chế cúm A/H5N1, phòng chống sốt xuất huyết dengue, chống bệnh tay-chân-miệng do enterovirus. Ngoài ra, một số phòng thí nghiệm dịch vụ cũng đạt tiêu chuẩn ISO 17025. Kết quả này có được chủ yếu là do sự lao động miệt mài, chăm chỉ, cần mẫn trong phòng thí nghiệm của nhiều thế hệ cán bộ. Có nhiều người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân để dành hết cho một niềm đam mê là được làm việc trong các "ngôi đền thiêng liêng" ấy.

Một nhiệm vụ khác mà Viện đã, đang và tiếp tục thực hiện là các hoạt động chỉ đạo giám sát phòng chống dịch bệnh, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như là các hoạt động về y tế công cộng và chỉ đạo tuyến. Trên mọi nẻo đường, xã, ấp của các tỉnh thành phía Nam đều in đậm dấu chân của cán bộ Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh. Họ đi đến những nơi này để làm, để học, để huấn luyện, để hướng dẫn, để tuyên truyền, để tổ chức, để chia sẻ cùng đồng nghiệp ở các tuyến, cho đến tận nhà dân, ngày này sang tháng khác, không quản mệt nhọc đường sá xa xôi và tạm gác công việc của gia đình để góp phần cùng cả nước đẩy lùi, khống chế các bệnh nhiễm trùng, tạo cho Việt Nam trở thành một điểm sáng về y tế dự phòng ở khu vực và thế giới như là thanh toán bại liệt, đẩy lùi dịch hạch, loại trừ uốn ván sơ sinh là nơi đầu tiên khống chế thành công bệnh SARS, cúm A/H5N1.

  • Địa chỉ số 252 Nam Kì Khởi Nghĩa, 8, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.

  • Thứ Hai - Chủ Nhật: 07:00 - 17:00

Thông qua bài viết các mẹ sẽ biết thêm về việc tiêm ngừa sởi. Nếu như bạn để lỡ đợt tiêm sởi cho con có thể tiêm vào đợt sau, điều này không ảnh hưởng tới khả năng miễn dịch của trẻ.

Xem thêm:

  • Sởi tiêm mấy mũi là đúng quy trình tiêm phòng
  • Trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng sởi được không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!