Tiêm phòng vaccine có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ không?

Kiến Thức Y Học - 04/29/2024

Tiêm vaccine cho trẻ là một trong những hành động quan trọng giúp trẻ không mắc các bệnh thường gặp như: viêm não Nhật Bản, quai bị, ho gà, uốn ván... Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ lo lắng việc viêm vaccine sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Lily & WeCare sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn nhé

Tiêm vaccine cho trẻ là một trong những hành động quan trọng giúp trẻ không mắc các bệnh thường gặp như: viêm não Nhật Bản, quai bị, ho gà, uốn ván... Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ lo lắng việc viêm vaccine sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Lily & WeCare sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn nhé

1. Vaccine là gì?

Vaccine là một loại chế phẩn sinh học có tính kháng nguyên, được tiêm vào cơ thể nhằm tạo ra phản ứng miễn dịch đặc hiệu chủ động, có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể với một số tác nhân gây bệnh nhất định. Bản chất của kháng sinh là các loại virus, vi khuẩn đã được làm chết hoặc làm yếu, khi tiêm vào cơ thể có khả năng kích thích hệ miễn dịch của vật chủ chủ động sản sinh kháng thể tiêu diệt mầm bệnh. Bên cạnh việc tiêu diệt mầm bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể còn có khả năng “ghi nhớ”, vì vậy, khi bị tác nhân gây bệnh xâm nhập thụ động ở những lần sau, cơ thể sẽ nhanh chóng sinh ra kháng thể tiêu diệt. Phản ứng này có tên khoa học là miễn dịch đặc hiệu.

2. Tiêm phòng vaccine có ảnh hưởng đến trẻ không?

Trên thực tế, các loại vi sinh vật gây bệnh trong chế phẩm vaccine đều đã được làm chết hoặc làm yếu, do đó hoàn toàn không có khả năng gây bệnh cho trẻ. Sau khi tiêm vaccine, trẻ có thể có một số phản ứng tự vệ như sốt, mệt mỏi, ăn ít... Những phản ứng này hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Các phản ứng phụ theo từng loại vaccine thường gặp như sau:

  • Vaccine lao: sưng, nóng, đau, đỏ (chiếm đế 90% - 95% các trường hợp). Nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện viêm hạch có mủ, nhiễm khuẩn BCG lan tỏa (100/1.000.000 trường hợp, thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi), viêm xương
  • Vaccine viêm màng não HIB: Phản ứng đau, nóng, đỏ, sưng tại chỗ tiêm, sốt trên 38 độ C (chiếm 5% các trường hợp)
  • Vaccine viêm gan siêu vi B: Phản ứng đau, nóng, đỏ, sưng tại chỗ tiêm, sốt trên 38 độ C (chiếm 5% - 15% các trường hợp)
  • Vaccine sởi: Phản ứng đau, nóng, đỏ, sưng tại chỗ tiêm, sốt trên 38 độ C (chiếm 5% - 14% các trường hợp). Có thể xảy ra các phản ứng nghiêm trọng khác như co giật kèm sốt (330/1.000.000 trường hợp), giảm tiểu cầu (30/1.000.000 trường hợp), sốc (1/1.000.000 trường hợp)
  • Vaccine bại liệt OPV: Từ 4 đến 30 ngày sau khi uống, có thể xuất hiện phản ứng liệt. Tuy nhiên, rất hiếm gặp, chỉ 2 – 4/1.000.000 trường hợp
  • Vaccine uốn ván: viêm thần kinh cánh tay, sốc với tỷ lệ rất hiếm: 1 – 6 / 1.000.000 trường hợp
  • Vaccine có thành phần kháng nguyên ho gà toàn tế bào: trẻ khóc thét, khóc dai dẳng, có giật, sốc, giảm trương cơ lực, não. Các phản ứng phụ này đều rất hiếm gặp.

Tiêm phòng vaccine có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ không?

Trẻ có thể gặp 1 số phản ứng phụ khi tiêm vaccine

3. Hiểm họa của việc không tiêm phòng vaccine cho trẻ

Nếu không tiêm vaccine, nguy cơ trẻ sẽ mắc bệnh khi tiếp xúc với mầm bệnh sẽ rất cao. Đặc biệt những bệnh ảnh hưởng đến tính mạng trẻ như uốn ván, bạch hầu, viêm não Nhật Bản... Do vậy, tiêm vaccine đúng lịch là việc cần thiết các bậc phụ huynh cần thực hiện cho trẻ. Theo đúng lịch của chương trình tiêm chùng quốc gia, trẻ đến 5 tháng tuổi cần được tiêm phòng các bệnh sau: bạch hầu, viêm gan B, ho gà, lao, bại liệt, uốn ván, Influenzae type B, Heamophilus.

Theo nghiên cứu của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), lịch tiêm phòng cho trẻ không phải được đưa ra ngẫu nhiên mà dựa vào những nghiên cứu khoa học, thử nghiệm lâm sàng qua nhiều năm mới cho ra kết quả. Các nghiên cứu sẽ chỉ ra trẻ ở độ tuổi nào sẽ có nguy cơ mắc bệnh dịch nào cao nhất, nguy cơ biến chứng hoặc tử vong do bệnh theo từng độ tuổi... Từ đó mới đưa ra lịch tiêm phòng vaccine cho trẻ. Bạn có thể tham khảo lịch tiêm phòng cho trẻ theo độ tuổi theo bảng sau:

Tiêm phòng vaccine có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ không?

Lịch tiêm phòng vaccine cho trẻ theo chương trình tiêm chủng quốc gia

Trừ một số trường hợp đặc biệt (như tiêm phòng vaccine HPV), các loại vaccine thông thường khác đều không giới hạn độ tuổi cho việc tiêm phòng. Vì vậy, nếu lỡ quên tiêm phòng cho trẻ, bạn hoàn toàn có thể đưa trẻ đến tiêm bù vào đợt sau, thực hiện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nên tuân thủ đúng lịch tiêm phòng vaccine trên, để tránh trường hợp trẻ nhiễm bệnh trong khoảng thời gian giữa các mũi tiêm.

>>> Xem thêm: Những mũi tiêm phòng vaccine bắt buộc dành cho trẻ sơ sinh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!