Tiêm uốn ván cho bà bầu có tác dụng phụ không?

Kiến Thức Y Học - 05/10/2024

Tiêm phòng uốn ván là một trong số những mũi tiêm phòng quan trọng mà mẹ bầu nên lưu ý trong quá trình mang thai của mình, tuy nhiên việc tiêm uốn ván cho các bà bầu liệu có tác dụng phụ. Vì thế hôm nay Lily & WeCare sẽ giải đáp cho mẹ về những thắc mắc thường gặp sau khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu.

Tiêm phòng uốn ván là một trong số những mũi tiêm phòng quan trọng mà mẹ bầu nên lưu ý trong quá trình mang thai của mình, tuy nhiên việc tiêm uốn ván cho các bà bầu liệu có tác dụng phụ. Vì thế hôm nay Lily & WeCare sẽ giải đáp cho mẹ về những thắc mắc thường gặp sau khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu.

1. Bệnh uốn ván là gì?

Bệnh uốn ván còn được gọi là phong đòn gánh, là chứng bệnh làm co giật, căng cứng các bắp thịt trong cơ thể và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh uốn ván là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Đặc biệt, đối với mẹ bầu, bệnh gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc sinh nở, vi trùng vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung.

Bệnh uốn ván sẽ làm tê cứng lưỡi và hàm, sau đó giật cứng cả người, lưng cong cứng, ưỡn ngược ra sau như cái đòn gánh và khi hệ cơ của lồng ngực bị cứng sẽ dẫn đến khó thở, và gây tử vong.

Tiêm uốn ván cho bà bầu có tác dụng phụ không?

2. Tại sao bà bầu cần được tiêm phòng uốn ván?

Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao, vì thế các mẹ bầu nhất định phải đi tiêm phòng bệnh này.

Sau khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu một thời gian cơ thể mẹ sẽ sinh ra kháng thể chống uốn ván và kháng thể này sẽ được truyền sang thai nhi. Như vậy, cả mẹ và con sẽ được bảo vệ trong trường hợp bị vi trùng uốn ván xâm nhập.

Bên cạnh đó, tiêm phòng bệnh uốn ván là một biện pháp an toàn và hiệu quả đề phòng uốn ván rốn và hạn chế hiện tượng tử vong ở trẻ sơ sinh.

3. Tiêm phòng uốn ván có gây ra tác dụng phụ ở bà bầu?

Vắc xin phòng uốn ván được cho là an toàn với thai phụ, nên việc gây ra tác dụng phụ ở bà bầu sau khi tiêm hầu như không có. Bởi vì vắc-xin đã được kiểm tra độ an toàn dưới sự giám sát của các cơ quan có thẩm quyền về độ tinh khiết, tính hiệu quả và an toàn đối với bà bầu. Tuy vậy, một số người có thể dị ứng với nguyên liệu sử dụng để sản xuất vắc-xin, vì thế các mẹ bầu không nên tự ý tiêm ngừa vắc-xin mà chưa có sự yêu cầu từ bác sĩ sản khoa của mình.

Những phản ứng thường gặp ở bà bầu sau khi tiêm uốn ván là điều bình thường như:

- Bà bầu cảm thấy sốt nhẹ, đây là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể, các mẹ không nên quá lo lắng. Khi tiếp nhận vắc xin, cơ thể sẽ huy động bộ máy miễn dịch để tạo kháng thể chống lại tức thời và duy trì khả năng ứng phó khi cần. Ngoài phản ứng đó, vắc xin vẫn gây ra những tác dụng ngoài ý muốn, do các thành phần thừa gây ra. Cơ thể phụ nữ khi mang thai, hệ miễn dịch yếu nên là đối tượng rất dễ bị tác dụng phụ của vắc xin.

- Tiêm uốn ván cũng có thể gây sưng đau tại chỗ tiêm, có thể gây dị ứng tại chỗ nhưng các mẹ không nên lo lắng bởi dị ứng nghiêm trọng sau tiêm gần như không có. Để xử lý những triệu chứng sưng, dị ứng thông thường sau tiêm, các mẹ bầu có thể chườm mát vào cánh tay, nơi vị trí tiêm.

Tuy nhiên, nếu có tình trạng sốt cao, đau nhức và sưng tại chỗ tiêm kéo dài, các mẹ chú ý bù nước kịp thời, đầy đủ và nên gặp bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.

Tiêm uốn ván cho bà bầu có tác dụng phụ không?

4. Những lưu ý tiêm khi phòng uốn ván cho bà bầu

- Các mẹ bầu nên tiêm phòng uốn và từ ba tháng giữa thai kỳ, tránh 3 tháng đầu bởi mẹ bầu hay bị ốm nghén.

- Cần tiêm phòng uốn ván cho mẹ bầu theo tuổi thai và số lần mang thai. Lần mang thai đầu sẽ tiêm 2 mũi phòng uốn ván còn những lần mang thai sau tiêm nhắc lại 1 mũi.

- Trường hợp thai phụ hoàn toàn chưa được tiêm phòng uốn ván thì tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng và mũi thứ 2 trước dự kiến sinh ít nhất 1 tháng.

- Bộ Y tế có quy định trong thời kỳ mang thai bà mẹ chỉ có thể được tiêm phòng uốn ván theo quy định, không được tiêm các mũi khác.

- Đặc biệt, trường hợp trong thời gian mang bầu nếu mẹ bị chó mèo cắn, bác sĩ có thể tiêm phòng dại cho mẹ nhưng tùy theo mức độ dịch tễ phơi nhiễm dại mà bác sĩ quyết định tiêm hay không đối với mẹ bầu.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Tiêm uốn ván cho bà bầu có tác dụng phụ không?

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Hi vọng với bài viết này, các mẹ bầu đã có thêm kiến thức để từ đó yên tâm hơn về việc tiêm phòng vắc-xin uốn ván khi mang thai.

Xem thêm:

  • Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần đầu cần ghi nhớ
  • Thời gian tiêm phòng cho bà bầu khi nào là hợp lý?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!