Hiện nay có rất nhiều nguồn thông tin không chính thống cho rằng tiêm vắc xin HPV có thể làm ảnh hưởng tới sữa mẹ và thai nhi gây hoang mang cho các bà mẹ, vậy thì thực hư thế nào?, Vắc xin HPV có thể làm ảnh hưởng tới sữa mẹ không?. Hãy cùngLily & WeCare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
HPV là gì?
Là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất thế giới, HPV là từ viết tắt của virus Human Papilloma, có đến hơn 100 loại virus có liên quan trong nhóm Human Papilloma, mỗi virus HPV được gọi theo 1 con số hoặc là một loại, mỗi loại lại gây ra những triệu chứng bệnh khác nhau.
Triệu chứng chung của HPV là những nốt mụn cóc li ti quanh vùng âm đạo và cổ tử cung. Tuy nhiên, chúng thường quá bé, nên đôi khi bạn không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Kết quả là nếu gặp phải loại virus có hại thì đây chính là lúc chúng bắt đầu tấn công cơ thể bạn và gây nên bệnh ung thư cổ tử cung.
Có khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV sẽ phát triển sang giai đoạn tiền ung thư. Họ thường là những người đang trong độ tuổi sinh đẻ từ 25 đến 29. Thời gian kể từ khi nhiễm HPV cho đến tiền ung thư sẽ kéo dài từ 5 đến 10 năm. Phụ nữ trong giai đoạn này vẫn sẽ bình thường và chưa được gọi là mắc bệnh ung thư. Trong giai đoạn này nếu như được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh sẽ không phát triển thành ung thư mà chỉ dừng lại ở mức u nhú, nhưng nếu không điều trị kịp sẽ tiếp tục phát triển và tạo thành ung thư cổ tử cung.
Đối với tiền ung thư, người bệnh có thể điều trị bằng 3 cách: Cắt bỏ khu trú phần niêm mạc bất thường bên trong cổ tử cung bằng các thủ thuật cắt bỏ khu trú hoặc là các thủ thuật nạo hay bóc tách (ablative); cắt bỏ khu trú bao gồm các sinh thiết khoét chóp hoặc thủ tục cắt vòng điện (LEEP); nạo hoặc bóc tách bao gồm hơi laser hoặc là đông lạnh. Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào cũng phải được thảo luận với bác sĩ. Việc điều trị thành công tiền ung thư cổ tử cung gần như là chắc chắn có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư cổ tử cung xảy ra.
Tiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng tới sữa mẹ không?
Có rất nhiều người, vì nhiều nguồn thông tin khác nhau mà đôi khi nghi ngờ về độ an toàn của việc tiêm vắc-xin HPV đến con và sữa mẹ. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào cho thấy vắc- xin HPV có liên quan đến việc làm giảm chất lượng sữa hoặc là làm suy giảm lượng sữa mẹ tiết ra.
Nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?
Tất tần tật các phương pháp phòng tránh thai hiệu quả nhất hiện nay
Nên dùng cách tránh thai bằng bao cao su hay uống thuốc khi quan hệ?
Tiêm phòng vắc – xin cho bà bầu vào thời điểm nào là thích hợp?
Không tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Không những không gây hại cho con, việc tiêm vắc-xin HPV còn là một cách để mẹ bảo vệ bào thai và cả trẻ sơ sinh sau này. Vì tùy thuộc vào dạng bệnh mà ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến “đường ra” của em bé và gây nên chứng suy cổ tử cung ở mẹ. Tình trạng này rất dễ khiến cho mẹ bầu bị sảy thai bởi vì cổ tử cung của mẹ lúc này không đủ chắc để giữ thai nhi. Hơn nữa, khi mang thai, nếu như mẹ bầu bị nhiễm HPV thì virus còn có khả năng di chuyển qua dây nhau vào bào thai và gây mụn cóc ở dây thanh quản của bé con trong bụng, khiến con vừa sinh ra đã mắc bệnh, rất khó để điều trị.
Do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn của việc tiêm vắc xin HPV sau khi sinh, mà thực hiện tiêm vắc-xin đúng thời gian để tránh lây nhiễm bệnh cho mình và người khác cũng như cố gắng bảo vệ tốt bản thân tránh khỏi virus HPV để tránh lây nhiễm sang trẻ.
Qua bài viết này, hi vọng bạn đọc đã hiểu hơn về căn bệnh HPV và giải đáp được thắc mắc về việctiêm vắc xin HPV có ảnh hưởng đến sữa mẹ không của mình. Từ đó có cách bảo vệ bản thân và gia đình tốt hơn.>>> Xem thêm: Giải đáp những thắc mắc thường gặp về tiêm phòng HPV
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!