Tiền sản giật và những điều mẹ bầu nên biết

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Chứng tiền sản giật gây ảnh hưởng tới khoảng 5-8% phụ nữ mang thai. Trong nửa thứ hai của thai kỳ, rối loạn tăng huyết áp thường phát triển và có nguy cơ đe dọa tính mạng người mẹ nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Chứng tiền sản giật gây ảnh hưởng tới khoảng 5-8% phụ nữ mang thai. Trong nửa thứ hai của thai kỳ, rối loạn tăng huyết áp thường phát triển và có nguy cơ đe dọa tính mạng người mẹ nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Tiền sản giật là căn bệnh như thế nào?

Bệnh tiền sản giật hay còn gọi là nhiễm độc thai nghén, là rối loạn nghiêm trọng và thường phát triển sau tuần thứ 20 của thai kỳ, thể hiện bằng huyết áp của người mẹ cao, mức độ protein trong nước tiểu tăng.

Bệnh tiền sản giật cũng có thể gây co các mạch máu và dẫn đến tình trạng huyết áp cao ở người bệnh.

Tiền sản giật và những điều mẹ bầu nên biết

Nguyên nhân gây ra chứng tiền sản giật

Cho đến thời điểm hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa kết luận được về nguyên nhân gây ra chứng tiền sản giật. Tuy nhiên, một giả thuyết được đưa ra làm nguyên nhân cho chứng bệnh này chính là sự mất cân bằng prostaglandin - đây là chất giúp thư giãn và co bóp các cơ trơn khiến cho các mạch máu co lại trong quá trình mang thai.

Biến chứng của tiền sản giật

Ngoài những biểu hiện như huyết áp hay lượng protein trong nước tiểu cao thì tiền sản giật có liên quan tới một số biến chứng khác, nếu không được điều trị kịp thời, ví dụ như:

  • Bé khi sinh ra nhẹ cân, thường dưới 2.5kg
  • Nhau bong non, nhau thai tách khỏi tử cung
  • Chức năng gan bất thường
  • Động kinh
  • Sinh non trước 37 tuần
  • Tai biến mạch máu não
  • Suy thận, mất thị lực thoáng qua
  • Vỡ gan
  • Người mẹ và thi nhi có nguy cơ tử vong

Những phụ nữ mang thai có nguy cơ tiền sản giật cao

Nhiều mẹ bầu có sức khỏe tốt khi mang thai, nhưng bác sĩ phát hiện ra người mẹ có huyết áp cao và có protein trong nước tiểu. Điều này chứng tỏ, phụ nữ mang thai nào cũng có nguy cơ mắc chứng tiền sản giật.

Tuy nhiên, một số chuyên gia đã các định các yếu tố nguy cơ của chứng bệnh này, bao gồm:

  • Bản thân hoặc gia đình có tiểu sử tiền sản giật
  • Mang thai lần đầu hoặc mang thai khi quá trẻ, khi đã ngoài 40 tuổi
  • Mang đa thai
  • Người mẹ mắc cao huyết áp hoặc béo phì
  • Người mẹ mắc tiểu đường

Tiền sản giật và những điều mẹ bầu nên biết

Những dấu hiệu của chứng tiền sản giật

Dấu hiệu nổi bật nhất cho thấy bạn mắc chứng tiền sản giật đó là có protein trong nước tiểu và huyết áp cao, phù nề tay và mặt, tăng cân một cách nhanh chóng.

Nếu gặp các triệu chứng sau thì bạn nên đi khám ngay lập tức:

  • Có những cơn đau đầu dữ dội
  • Bị rối loạn thị giác như nhìn mờ, nhìn nhấp nháy
  • Đau ở phía trên, bên phải bụng hoặc bị đau vai
  • Có cảm giác đau, nóng bỏng sau xương ức
  • Buồn nôn và bị nôn
  • Lẫn lộn và nảy sinh tâm lý lo lắng
  • Có cảm giác khó thở

Điều trị chứng tiền sản giật

Đối với tiền sản giật nhẹ, khi bé đã đủ tháng, từ 37 tuần trở đi, cách điều trị điển hình là nhập viện để được theo dõi thai nhi và xét nghiệm máu, nước tiểu.

Phương pháp điều trị steroid cũng có thể giúp phổi của em bé phát triển. Nếu sức khỏe của người mẹ tốt cùng huyết áp ổn định thì mẹ có thể chờ thời điểm chuyển dạ như bình thường.

Nếu như mẹ bị tiền sản giật nặng, mẹ có thể được kích thích chuyển dạ trong một vài ngày. Mổ đẻ là cần thiết cho người mẹ mắc chứng tiền sản giật. Tỷ lệ sinh mổ thường cao hơn ở những phụ nữ mắc bệnh này vì họ có xu hướng sinh khó và sinh non.

Tuy nhiên, nếu mẹ đã mang thai ở tuần thứ 35 hoặc 36, thì mẹ vẫn có cơ hội sinh thường thành công do cổ tử cung mềm.

Xem thêm:

  • Bà bầu bị tiền sản giật, liệu có sinh thường được không?
  • Mẹ bị tiền sản giật lần sinh trước, cần lưu ý gì cho lần mang thai sau?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!