Tiếng ồn gì dễ gây điếc?

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Công việc của những người làm công việc phục vụ trong nhà hàng có thể phải đối mặt với tiếng ồn khoảng 108 decibel.

Nhiều người trong chúng ta đang phải đối mặt với tình huống vượt 'mức độ an toàn' hàng ngày về âm thanh do tác động từ những tiếng ồn đơn giản như do trẻ em gây ra, dụng cụ điện, dụng cụ âm nhạc, tiếng máy cắt cỏ, hay tiếng ồn trong một nhà hàng... Những âm thanh này có thể gây nguy cơ mất thính lực, gây căng thẳng cho cơ thể kèm theo nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ.

Tiếng ồn như thế nào được coi là an toàn?

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu thính lực tại Đại học College London (Anh), khoảng 20% trong số chúng ta có thể bị tổn hại thính giác từ những yếu tố đời thường. Tiếng ồn gây tổn hại cho thính giác được đo bằng decibel. Song sự tác động của tiếng ồn đến thính lực không chỉ từ độ to của tiếng ồn mà còn phụ thuộc vào cả độ dài của thời gian người nghe tiếp xúc với nó. Các mức an toàn tối đa hàng ngày tại nơi làm việc là tương đương với 85 decibel - tương đương với mức ảnh hưởng của tiếng ồn gây ra bởi một cái dao cạo điện trong 8 giờ.

TS. Bradford Backus, một chuyên viên nghiên cứu tại Viện Thính giác Đại học London cho biết: 88 decibel (tương đương mức độ ồn của một máy xay thức ăn) là an toàn cho tai nếu tiếp xúc trong vòng 4 giờ trở lại, 91 decibel (máy sấy tóc) là an toàn nếu tiếp xúc trong vòng 2 giờ trở lại, 94 decibel (một máy khoan) cho một giờ và 103 decibel (một máy bay phản lực bay trên bạn tại độ cao 305m) cho bảy phút rưỡi.

Tiếng ồn gì dễ gây điếc?

Tiếng ồn có thể phá hỏng thính giác (ảnh: Internet)

Vì sao tiếng ồn hủy hoại thính giác?

Hầu hết nguy cơ mất thính giác do tiếng ồn được cho là xảy ra khi tiếng ồn lớn gây tổn thương hoặc tiêu diệt các tế bào tóc nhỏ ở tai trong. Những tế bào này chuyển đổi các sóng âm thanh thành tín hiệu điện và gửi chúng dọc theo dây thần kinh thính giác đến não, nơi chúng ta cảm nhận được âm thanh. Đôi khi thiệt hại là tạm thời và chúng ta không cảm nhận được. Chẳng hạn như thính giác có thể trở nên tồi tệ hơn một ngày sau khi tham dự một buổi hòa nhạc với rất nhiều âm thanh ồn ào, nhưng thính giác sẽ được cải thiện khi các tế bào tóc nhỏ ở trong tai được phục hồi.

Tuy nhiên, nếu tiếp xúc với quá nhiều tiếng ồn hoặc quá liều hoặc hàng ngày tích lũy, các tế bào tóc có thể dần dần bị tiêu diệt hoàn toàn, khi đó ta có thể cảm nhận thấy sự tổn hại thính giác rõ rệt. Đa số những người tiếp xúc với tiếng ồn thường xuyên không thể nhận thấy tác hại của nó cho đến một ngày chợt nhận ra rằng mình không thể nghe tốt như trước đây.

Để tìm hiểu những tác động của việc tiếp xúc quá nhiều với tiếng ồn đến sự suy giảm thính lực, nhiều tình nguyện viên đã tham gia một cuộc thử nghiệm với việc tiếp xúc tiếng ồn và ghi lại nhật ký hàng ngày. Đó là những người phụ nữ đang nuôi con nhỏ và thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng khóc, tiếng la hét của những đứa trẻ; những người thợ mộc; người phục vụ trong nhà hàng; nha sĩ và thợ cắt cỏ... Kết quả là mặc dù phần lớn phụ nữ đang nuôi con nhỏ nghĩ rằng những tiếng khóc, la hét của bọn trẻ không gây ảnh hưởng đến thính lực của họ.

Song, kết quả từ các thiết bị được đặt trong nhà cho thấy các âm thanh thu được rất đáng ngại, thậm chí âm thanh to nhất ghi được lên tới 119 decibel (trung bình là 85 decibel) và lượng thời gian mà những phụ nữ này tiếp xúc với tiếng ồn đã vượt quá 42% so với giới hạn an toàn. TS. Backus giải thích, âm thanh do trẻ em la hét và khóc có thể đạt khoảng 110 decibel và có thể gây tổn hại nhiều hơn so với các loại âm thanh 110 decibel khác bởi tiếng khóc, la hét của trẻ còn gây căng thẳng và stress.

Đối với những người thợ mộc, âm thanh từ tiếng dụng cụ cưa, hay búa hàng ngày có thể gây ồn vượt 41% so với giới hạn an toàn. Một chiếc cưa tròn có thể gây tiếng ồn đạt tới 114 decibel, còn búa có thể đạt tới 130 decibel. Và nếu không đeo thiết bị bảo vệ tai khi sử dụng các công cụ điện lớn hay khi sử dụng búa dù trong thời gian rất ngắn nhưng nó có thể gây hại nghiêm trọng và tiêu diệt tế bào thính giác.

Đối với người lái xe trên đường cao tốc với một cửa sổ mở, cường độ tiếng ồn đạt trung bình 88 decibel, song chỉ trong vòng 30 phút, có thể gây ù tai và ảnh hưởng không nhỏ tới thính giác.

Tiếng ồn gì dễ gây điếc?

Tiếng ồn có thể gây điếc (ảnh minh họa: Internet)

Công việc của những người làm công việc phục vụ trong nhà hàng có thể phải đối mặt với tiếng ồn khoảng 108 decibel. Công việc của một nha sĩ có thể phải đối mặt với tiếng ồn khoảng 90 decibel từ những mũi khoan nhỏ xíu, mặc dù cường độ không quá lớn song tiếng ồn từ những mũi khoan của nha sĩ tạo cảm giác ghê tai và nó có thể gây hại nhiều hơn.

Cũng theo TS. Backus: 'Nghiên cứu cũng cho thấy khác với việc chịu tác động từ tiếng ồn do người khác hoặc nơi khác phát ra, việc một người tự tạo ra tiếng ồn cho chính mình, bằng cách nói chuyện hoặc chơi một nhạc cụ có thể kích hoạt một số cơ chế bảo vệ trong tai. Cơ bắp trong tai căng lên và ngăn chặn xương di chuyển nhiều và các tế bào trong tai giúp khuếch đại âm thanh có thể được chuyển xuống như một phần của cơ chế bảo vệ của cơ thể'.

Qua những nghiên cứu về ảnh hưởng của tiếng ồn đối với thính lực, các nhà khoa học khuyến cáo ngoài những người làm các công việc thường xuyên phải tiếp xúc tiếng ồn lớn nên đeo thiết bị bảo vệ tai trong quá trình làm việc, thì những người đang có môi trường sống hoặc môi trường làm việc tiếp xúc nhiều với tiếng ồn cũng nên cẩn trọng phòng ngừa sự suy giảm thính lực.

>> Xem thêm: Nguy hiểm từ tiếng ồn trong cuộc sống hiện đại

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!