Trong suốt thời kỳ mang thai, thai phụ có thể bị đau bụng bất cứ lúc nào. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh viêm ruột thừa. Bệnh viêm ruột thừa khi mang thai rất nguy hiểm và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và thai nhi như vỡ ruột thừa gây nhiễm khuẩn, sảy thai, dọa đẻ non...
Nguyên nhân mẹ bầu mắc viêm ruột thừa
Đối với cơ chế bệnh sinh và lý do nguy hiểm cho sản phụ và thai nhi là trong lúc mang thai vì tử cung xung huyết cho nên tình trạng viêm nhiễm thường nặng hơn. Hơn nữa do tình trạng viêm nhiễm kích thích tử cung mang thai nên dẫn đến sẩy, thai đẻ non.
Nguyên nhân mẹ bầu mắc viêm ruột thừa, lúc thai phát triển, các cơ quan khác như đại tràng, tiểu tràng, mạc nối lớn đều bị đẩy lên cao không đến bao phủ được tổ chức ruột thừa viêm nên viêm ruột thừa vỡ mủ nhanh chóng hình thành viêm phúc mạc ruột thừa hay áp-xe ruột thừa, ít hay không có hình thành đám quánh ruột thừa.
Ngay sau khi đẻ, sản phụ vẫn có thể bị viêm ruột thừa. Lúc này, bệnh dễ bị bỏ qua hoặc chẩn đoán chậm do cơ thành bụng bị nhão, phản ứng không rõ khi khám, khiến bệnh dễ tiến triển thành nặng.
Triệu chứng lâm sàng khi mẹ bầu mắc viêm ruột thừa
Triệu chứng lâm sàng của bệnh tùy thuộc vào tuổi thai
Trong 3 tháng đầu thai kỳ
Lúc này tử cung còn nhỏ, chưa có nhiều thay đổi về giải phẫu, nhưng do có thai nên có một số rối loạn cơ năng như triệu chứng nghén làm che mất triệu chứng của viêm ruột thừa.
- Sốt: Sốt không cao, nhiệt độ >= 380C, liên tục.
- Mạch nhanh (>100 lần / phút).
- Buồn nôn và nôn: Rất dễ nhầm với triệu chứng nghén.
- Đau bụng: Lúc đầu đau quanh rốn, sau khu trú vùng hố chậu phải, đau âm ỉ, không dữ dội đột ngột.
- Không ra máu âm đạo.
- Toàn thân có hội chứng nhiễm trùng: Môi khô, lưỡi bẩn.
- Khám bụng: nắn vùng hố chậu phải bệnh nhân rất đau và có phản ứng rõ.
Trong 6 tháng cuối thai kì
Giai đoạn này tử cung to, ruột thừa bị đẩy lên cao và ra ngoài sát thành bụng nên các triệu chứng không điển hình.
- Sốt: Thai phụ sốt cao từ 38,50 – 390C
- Mạch nhanh (>100 lần / phút)
- Đau bụng: Vị trí đau cao hơn bình thường, có khi đau ở vùng hạ sườn phải, đau tăng dần và ngày càng nặng nề hơn.
- Rối loạn tiêu hóa: Bụng chướng, bí trung đại tiện, có thể ỉa chảy.
- Toàn thân: Hội chứng nhiễm trùng rõ, môi khô, lưỡi bẩn.
- Khám: Có thể có cơn co tử cung do tử cung bị kích thích, nắn bên phải thai phụ rất đau đặc biệt là khi nằm nghiêng sang trái.
- Khám sản khoa: Không thấy ra máu âm đạo, không có dấu hiệu chuyển dạ đẻ.
Ảnh hưởng của viêm ruột thừa đối với mẹ và thai nhi
Đối với mẹ
Nếu được chuẩn đoán sớm, kịp thời phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa (mổ mở hoặc nội soi) thường mang lại kết quả tốt cho mẹ và thai.
Nếu chuẩn đoán muộn, viêm ruột thừa cấp sẽ chuyển thành apxe ruột thừa, vỡ mủ dễ gây tử vong cho mẹ, hoặc gây vô sinh thứ phát.
Đối với thai nhi
Viêm ruột thừa thường dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai chết lưu hoặc nhiễm trùng sơ sinh lúc đẻ.
Viêm ruột thừa lúc mang thai tuy ít gặp nhưng gây ra nhiều hậu quả và biện chứng nặng nề. Những biến chứng có thể gặp là nhiễm khuẩn vết mổ, apxe ổ bụng, nhiễm khuẩn máu, sảy thai, đẻ non (nếu viêm phúc mạc RT tỷ lệ đẻ non có thể 27%).
Quản lý thai, khám thai định kỳ phát hiện sớm những biểu hiện bất thường để chẩn đoán và điều trị kịp thời để không gây biến chứng nặng nề cho sản phụ và thai nhi.
Phương pháp điều trị viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai
Viêm ruột thừa ở phụ nữ mang thai dễ bị nhầm với viêm phần phụ phải, chửa ngoài dạ con, nang buồng trứng xoắn hoặc dọa sảy thai. Ở cuối thai kỳ, chứng viêm ruột thừa không gây co cứng thành bụng mà lại gây co và đau tử cung phía phải, dễ gây nhầm lẫn là xuất huyết sau rau hoặc chuyển dạ. Nếu viêm ruột thừa xảy ra đồng thời với một biến cố về sản khoa kể trên, việc chẩn đoán và xử lý sẽ rất khó khăn và phức tạp.
Chính vì thế, thai phụ cần tìm đến bệnh viện để kiểm tra ngay khi có triệu chứng bệnh. Căn cứ vào đó có phác đồ điều trị kịp thời, hiệu quả.
Tất cả các ca viêm ruột thừa cấp phát hiện trong 36 giờ đầu dù diễn biến thế nào (cả khi có vẻ lành tính) cũng đều phải mổ. Nguyên tắc này áp dụng cho mọi người, dù là trẻ sơ sinh, trẻ lớn hay người già, thai phụ vì nếu để lâu dễ gây biến chứng. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc ngoại khoa và sản phụ khoa. Sau khi đã mổ cắt ruột thừa viêm, sản phụ cần nằm nghỉ tại giường và dùng các loại thuốc an thai trong trường hợp còn giữ được thai.
Phẫu thuật có thể gây sảy thai hay đẻ non nên mẹ bầu cần được bác sĩ theo dõi sau phẫu thuật. Ngoài ra, mẹ bầu cần dùng thuốc kháng sinh sau mổ, thuốc giảm co để giữ thai và nghỉ ngơi theo chỉ định của bác sĩ.
Phòng bệnh viêm ruột thừa ở mẹ bầu
Để phòng viêm ruột thừa khi mang thai, chị em cần khám thai định kỳ nhằm phát hiện sớm những biểu hiện bất thường để chẩn đoán và điều trị kịp thời để không gây biến chứng nặng nề cho sản phụ và thai nhi.
Khi có những dấu hiệu đau bụng trong thai kỳ cần đi kiểm tra ngay, nhất là có dấu hiệu đau bên hố chậu hay hạ sườn phải.
Viêm ruột thừa là một bệnh lý gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm với mọi lứa tuổi, với phụ nữ bị viêm ruột thừa sẽ nguy hiểm hơn nhiều bởi việc chẩn đoán sẽ gặp khó khăn hơn, nhất là giai đoạn 6 tháng cuối thai kỳ do ruột thừa bị tử cung đẩy lên cao hơn nhất là khi thai to, nguy cơ vỡ ruột thừa, nguy cơ sảy thai, sinh non...
Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi
Xét nghiệm tại nhà Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
5 dấu hiệu cảnh báo bạn sắp bị vỡ ruột thừa
Quy định về thời gian làm việc cho phụ nữ mang thai
7 tác dụng của hoa chuối đối với bà bầu bạn không thể ngờ tới
Bà bầu có nên uống nước cam hàng ngày không?
Da bị mụn khi mang thai phải chăm sóc sao cho đúng?
Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gòi xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Giá gói xét nghiệm:
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 11-13:721,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22: 720,000 đồng.
- Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36: 505,000 đồng.
Cách tính tổng giá xét nghiệm:
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các mẹ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc đúng thời điểm để kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe, giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!