Phần lớn các bệnh về thận có thể tiến triển mà không đi kèm bất cứ triệu chứng nào. Hậu quả là người bệnh có thể được chẩn đoán muộn một căn bệnh mãn tính.
Các số liệu được trình bày trên trang Emedicinehealth.com cho thấy, các vấn đề khác nhau liên quan tới thận ảnh hưởng lên khoảng 14% người trưởng thành và dẫn tới các biến chứng phức tạp như rối loạn hệ tim mạch và thường xuyên bị rạn xương. Đó là lý do tại sao việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất lại quan trọng đến vậy.
Phần lớn các bệnh về thận có thể tiến triển mà không đi kèm bất cứ triệu chứng nào. Hậu quả là người bệnh có thể được chẩn đoán muộn một căn bệnh mãn tính.
Thế nhưng, bệnh thận cũng có những triệu chứng không rõ ràng, điều này khiến cho nhiều người chủ quan và không biết mình đang có bệnh ở giai đoạn đầu. 'Có một số dấu hiệu của bệnh thận, nhưng đôi khi người ta gán chúng vào các bệnh khác. Ngoài ra, những người bị bệnh thận có xu hướng không gặp các triệu chứng cho đến khi họ ở vào giai đoạn cuối, khi thận không thể thực hiện tốt chức năng hoặc khi có một lượng lớn protein trong nước tiểu. Đây là một trong những lý do tại sao chỉ có 10% người bị bệnh thận mãn tính biết rằng họ mắc bệnh này', tiến sĩ Joseph Vassalotti, Giám đốc Y khoa tại Tổ chức The National Kidney Foundation (NKF - Tổ chức Thận quốc gia Hoa Kỳ), cho biết.
Tổ chức The National Kidney Foundation đã thống kê ra 10 triệu chứng không rõ ràng của bệnh thận, bạn hãy cùng xem nhé.
1. Cảm giác ngứa và khô của da
Thận của bạn liên tục làm việc – chúng loại bỏ những thành phần gây hại, chúng tham gia việc sản sinh máu và hỗ trợ sự cân bằng khoáng chất của cơ thể. Da ngứa hay khô, chứng tăng sắc tố mô (hyperpigmentation), mẩn đỏ và ngứa có thể báo hiệu rằng, thận của bạn đang hoạt động không bình thường.
Những triệu chứng gây khó chịu này có thể xuất hiện do có dư thừa hàm lượng phốt-pho không thoát ra được khỏi cơ thể hoặc bắt nguồn từ một độc tố là hậu quả của các sản phẩm trao đổi chất.
2. Luôn muốn được ấm hơn bất kể nhiệt độ là bao nhiêu
Run rẩy, mệt mỏi, khó thở, mất ngủ và yếu ớt là tất cả các dấu hiệu của bệnh thiếu máu mà nhiều người đều quen thuộc. Nhưng các biểu hiện này cũng có thể là do bệnh thận gây ra Các vấn đề về thận có thể làm giảm quá trình sản sinh hormone erythropoeitin. Hormone này kích thích sự sản sinh tế bào hồng cầu trong tuỷ xương.
Thiếu máu mãn tính có thể là dấu hiệu thận của bạn đang không vận hành đúng chức năng. Trong những trường hợp bệnh thiếu máu do vấn đề về thân và thiếu hormone erythropoietin gây ra, bạn cần đi khám và các bác sĩ sẽ kê đơn hormone cho bạn.
3. Hơi thở có mùi khó chịu
Hơi thở khó chịu có thể do nhiều bệnh khác nhau gây ra, một trong số đó là nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi một người gặp vấn đề về thận, các sản phẩm trao đổi chất của họ không thoát ra khỏi cơ thể với tốc độ nhanh như lẽ ra phải thế. Vậy là chúng có thể đi vào đường dạ dày - ruột và gây ra vị kim loại trong miệng cũng như mùi khai nhẹ.
4. Sưng phù người
Sưng phù là do dư thừa lượng nước trong không gian giữa tế bào. Ban đầu, chúng được hình thành gần bàn chân, khuôn mặt và mi mắt. Nhưng sau đó, chúng lan ra khắp cơ thể. Sưng phù có thể tiến triển rất nhanh và thường đi kèm với khuôn mặt xanh xao, làn da khô, ngay cả khi nhiệt độ không thay đổi.
Nếu bạn ấn vào một điểm sưng phù trên cơ thể, bạn sẽ thấy một dấu sẽ biến mất trong nhiều giây. Những triệu chứng khác có thể liên quan tới thần kinh, như buồn ngủ, đau nửa đầu, đau ở xương và cơ. Các bác sĩ cho rằng, hiện tượng sưng phù xuất hiện khi có quá nhiều ion natri. Chúng đã hút một lượng dịch lớn.
5. Chứng tim đập nhanh (tachycardia)
Hàm lượng kali dư thừa mà thận yếu không thể loại bỏ khỏi cơ thể có thể để lại tác động tiêu cực lên hệ tim mạch và dẫn tới sự bất thường của nhịp tim. Vấn đề này có thể trở nên cực kỳ nghiêm trọng. Chứng tăng kali huyết (hyperkalemia) chỉ được nhận diện thông qua kết quả xét nghiệm bởi triệu chứng của nó rất mơ hồ và dễ dàng bị nhầm lẫn với các bệnh khác.
6. Sốt cao và đau lưng
Đau lưng cấp kèm sốt cao, tiểu tiện thường xuyên và đôi khi nôn mửa là những dấu hiệu nghiêm trọng có thể cảnh báo thận của bạn đang gặp vấn đề. Phụ nữ dễ bị bệnh truyền nhiễm hơn do cách hoạt động của hệ tiết niệu. Nếu bạn có những triệu chứng như vậy, bạn nên đi khám ngay lập tức. Bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh kèm thuốc giảm đau cho bạn.
7. Đau thắt cơ
Đau thắt cơ mãn tính (không phải những cơn đau thi thoảng mới xuất hiện) có thể cho thấy sự mất cân bằng của các chất điện giải trong cơ thể. Magie và kali đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của cơ và sự bất thường trong hàm lượng 2 chất này chủ yếu dẫn tới đau thắt cơ.
Tuy nhiên, thủ phạm không chỉ dừng lại ở những nguyên tố vi lượng. Chúng có thể do thừa dịch gây nên. Thận bị viêm đè lên mút thần kinh của cơ bao quanh chúng có thể khiến bạn bị đau.
8. Huyết áp cao
Huyết áp cao có tác động tiêu cực lên thận – nó phả huỷ mạch máu có thể dẫn tới suy thận. Khi máu lưu thông quá mạnh, các mạch máu bị căng ra và làm thận suy yếu. Vì thế, thận khó thải chất độc ra khỏi cơ thể hơn. Dư thừa dịch khiến cho vấn đề càng thêm tồi tệ. Theo NIDDK, huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây bệnh thận.
9. Bị hoảng loạn
Hoảng loạn xảy ra do nhiều nguyên nhân: Stress, mệt mỏi mãn tính và thậm chí do di truyền. Tuy nhiên, nếu bạn thường có các triệu chứng của một cơn hoảng loạn như nhịp tim tăng, đổ mồ hôi, thay đổi bất ngờ trong huyết áp, điều này có thể báo hiệu bạn bị một khối u thượng thận, còn được biết đến với tên gọi u tuỷ thượng thận (pheochromocytoma).
Khối u này có triệu chứng tương tự stress. Đó là lý do tại sao các bác sĩ thường thăm khám cẩn thận những người thông báo rằng, họ bị các cơn hoảng loạn. Đừng ngạc nhiên nếu chuyên gia trị liệu tâm lý của bạn gợi ý bạn nên tiến hành một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện. Đây là quyết định tốt có thể giúp xác định một căn bệnh nghiêm trọng hơn ở giai đoạn sớm.
10. Da mẩn đỏ
Vấn đề về thận thường để lại hậu quả là dư thừa lượng dịch trong hệ thống cơ thể. Và nếu bạn bị dư thừa dịch, làn da sẽ xuất hiện những vệt mẩn đỏ bởi thận không thể thải loại độc tố ure máu ra khỏi người. Tất nhiên, trong trường hợp này, điều trị bản thân các vết mẩn đỏ không đem lại tác dụng gì. Bạn cần đi khám bác sĩ để kiểm tra thận kỹ càng.
Làm thế nào để phát hiện nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh thận?
Chuyên gia về thận, tiến sĩ Andrew Narva, giám đốc Chương trình Giáo dục Bệnh thận Quốc gia (NKDEP), một phần của Viện Quốc gia về Bệnh Tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận của NIH, cho biết, bạn nên cẩn trọng trước những yếu tố này bởi chúng khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn.
Bạn nên cẩn trọng trước những yếu tố này bởi chúng khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh thận cao hơn.
- Bạn bị tiểu đường
- Bạn gặp các vấn đề về huyết áp
- Bạn gặp các vấn đề về tim
- Họ hàng, người thân của bạn bị các vấn đề về thận
- Bạn hút thuốc hoặc bị thừa cân
- Bạn ngoài 60 tuổi
Nếu một trong những điều trên đúng với bạn, đừng bỏ qua bất cứ triệu chứng nào đã được đề cập trong phần trước của bài viết này. Đi gặp bác sĩ ngay luôn là điều nên làm.
Nguồn: BS/kidney
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!