Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ

Nam - 11/24/2024

Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ là hiện tượng bao quy đầu bó chặt lại với quy đầu. Hiện tượng này diễn ra khá phổ biến ở trẻ và là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm, và lo lắng không biết nên giải quyết như thế nào khi gặp phải tình huống này. Bài viết dưới đây Lily & WeCare sẽ cùng bạn tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này.

Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ là hiện tượng bao quy đầu bó chặt lại với quy đầu. Hiện tượng này diễn ra khá phổ biến ở trẻ và là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm, và lo lắng không biết nên giải quyết như thế nào khi gặp phải tình huống này. Bài viết dưới đây Lily & WeCare sẽ cùng bạn tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này.

Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ

Hẹp bao quy đầu là gì?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hẹp bao quy đầu là hiện tượng bao da quy đầu bó chặt lại toàn bộ quy đầu khiến dương vật không thể kéo xuống được dẫn đến tình trạng bao quy đầu không thể tách ra khỏi phần quy đầu. Bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể là do bẩm sinh hoặc do bệnh lý gây nên.

- Hẹp bao quy đầu do bẩm sinh là khi bao quy đầu dính với phần quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu ngay từ lúc trẻ mới sinh ra. Đa số bé trai mới sinh đều bị hẹp bao quy đầu. Cho đến 3 tuổi thì tỷ lệ này giảm dần và đến khi 14 tuổi thì hiện tượng này không còn nữa.

- Hẹp bao quy đầu do bệnh lý là tình trạng hẹp khi có sự xuất hiện của sẹo xơ. Sẹo xơ được hình thành là do viêm nhiễm kéo dài và tái phát nhiều lần ở bao quy đầu bình thường hoặc bao quy đầu dài.

Với những trẻ dưới 3 tuổi bị hẹp bao quy đầu sinh lý và không có biến chứng gì nguy hiểm thì cha mẹ không cần can thiệp vào vì trẻ sẽ tự khỏi sau khi lớn. Còn khi trẻ bị hẹp bao quy đầu do bệnh lý gây ra thì cha mẹ mới cần đưa trẻ đi điều trị.

Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ

Biểu hiện của trẻ bị hẹp bao quy đầu

Trẻ bị hẹp bao quy đầu thường có những biểu hiện mà cha mẹ cần lưu ý như sau:

- Đi tiểu khó, phải rặn hoặc làm phồng bao quy đầu thì mới đi tiểu được, các tia tiểu bắn xa hơn bình thường.

- Trẻ nhỏ thường quấy khóc và đỏ mặt vì phải rặn mỗi khi đi tiểu.

- Bao quy đầu của trẻ thường xuyên sưng tấy và có màu đỏ kèm theo hiện tượng ngứa ngáy.

- Nước tiểu của trẻ có màu rất đục và mùi hôi khó chịu

- Trẻ hay có thói quen xấu đó là đưa tay vào “nghịch” bộ phận sinh dục của mình.

- Các chất dịch tiết lâu ngày đọng lại thành mảng trắng ở đầu dương vật, sờ vào như hạt đậu và hơi cứng.

- Đối với những trẻ vị thành niên thì dương vật sẽ bé và ngắn hơn bình thường.

Tại sao cần điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ?

Tình trạnghẹp bao quy đầu ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dần dần tích tụ các chất bẩn trong nước tiểu. Dịch nhầy của đường tiết niệu cũng sẽ đọng ở vùng da bao quy đầu. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm đường tiết niệu. Về lâu về dài sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, đặc biệt là gây ra nhiều biến chứng không tốt cho thận.

Cũng có nhiều trường hợp, trẻ bị hẹp bao quy đầu nhưng do cha mẹ không biết nên không đưa trẻ đi chữa trị kịp thời hoặc không muốn cho trẻ đi chích bao quy đầu. Khi trưởng thành, căn bệnh hẹp bao quy đầu lại gây đau mỗi khi dương vật cương cứng, thậm chí là không cương cứng được gây khó khăn khi quan hệ tình dục.

Các trường hợp bị hẹp bao quy lúc nhỏ nhưng không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ bị ung thư dương vật. Đa phần những người bệnh trên 30 tuổi khi đến điều trị bệnh hẹp bao quy đầu tại bệnh viện đều đã bị xơ chai và bạc màu nên rất khó bóc tách.

Do đó khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên chú ý nhiều hơn tới vấn đề này. Khi trẻ gặp phải tình trạng hẹp bao quy đầu, cha mẹ có thể giải quyết theo các hướng như sau.

Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ

Điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ

Nếu như bệnh không có biến chứng thì phụ huynh cũng nên cho trẻ điều trị bảo tồn không phẫu thuật bằng cách nong bao quy đầu và bôi thuốc. Nếu điều trị thất bại thì chúng ta mới cần tới sự can thiệp của phẫu thuật.

Trường hợp những trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý và có biến chứng thì cha mẹ nên cho trẻ điều trị nhiễm trùng trước. Sau đó cho trẻ bôi các loại thuốc có chứa chất kháng viêm Betamethasone 0,05%. Thực hiện bôi liên tục mỗi ngày một lần, trong vòng 4 tuần và kết hợp với nong bao quy đầu nhẹ nhàng cho trẻ khi tắm.

Với những trẻ đã 7-8 tuổi mà bao quy đầu vẫn chưa tuột và bôi thuốc cũng không có kết quả. Đặc biệt trong trường hợp trẻ bị viêm bao quy đầu hoặc khi trẻ đi tiểu, bao quy đầu có hiện tượng căng phồng thì nên tiến hành phẫu thuật để cắt da quy đầu cho trẻ.

Trong một số trường hợp đặc biệt, nếu trẻ chỉ bị dài và hẹp nhẹ bao quy đầu thì cha mẹ nên chờ đến độ tuổi bắt đầu dậy thì mới cho trẻ cắt bao quy đầu bằng gây tê tại chỗ. Khi bao quy đầu được cắt sớm, dương vật sẽ phát triển tốt hơn ở tuổi dậy thì, tránh bị viêm nhiễm dương vật, viêm tiết niệu ngược dòng, hạn chế được tình trạng xuất tinh sớm và tránh được bệnh ung thư dương vật do chất tiết của quy đầu gây nên.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!