Tổng quan về bệnh đái tháo đường

Bài thuốc dân gian - 11/24/2024

Bệnh tiểu đường rất phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa biết về cơ chế gây nên tình trạng tăng đường huyết trong máu của bệnh tiểu đường.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão về kinh tế làm cho chất lượng cuộc sống ở nước ta cải thiện rất nhiều. Tuy vậy, chính sự phát triển nhanh chóng kéo theo sự tăng lên đột biến một số bệnh mang đặc thù của những nền kinh tế phát triển như: bệnh tiểu đường, bệnh gút, bệnh rối loạn chuyển hóa lipid… Trong đó bệnh tiểu đường nằm trong nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa đang trở nên phổ biến và là vấn đề y tế nhức nhối hiện nay.

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa gluxit, trong đó những người mang bệnh này có lượng đường cao trong máu và vượt quá ngưỡng giới hạn lọc của cầu thận dẫn đến tình trạng glucose hay đường trong nước tiểu. Đái tháo đường do tình trạng thiếu hụt insullin tiết ra từ tụy và/hoặc tình trạng đáp ứng kém của các tế bào với insullin. Ở những bệnh nhân có lượng đường máu cao trong máu thường có những triệu chứng: ăn nhiều, khát nhiều (uống nhiều), gầy nhiều và đái nhiều. nhiều người phát hiện ngẫu nhiên mình bị mắc bệnh đái tháo đường do bị nhiễm khuẩn nặng ngoài da như đinh râu.

Tùy vào cơ chế bệnh sinh này mà người ta đã chia ra làm 2 nhóm bệnh tiểu đường chính: đái tháo đường týp 1 hay  nhóm bệnh đái tháo đường  phụ thuộc insulin là bệnh gây ra do cơ thể bị thiếu insullin vì lý do bẩm sinh hoặc thứ phát đặc điểm của nhóm người này là xuất phát từ người trẻ; Đái tháo đường týp 2 chiếm chủ yếu (khoảng 90%) gây nên do các tế bào đáp ứng kém với sự điều chỉnh sự ‘ra, vào’ của glucose trong máu dẫn đến tình trạng tăng đường máu mặc dù nồng độ insullin là bình thường ở nhóm người này, ở nhóm bệnh này chủ yếu xuất hiện người thể trạng béo phì, thừa cân và có tỉ lệ cao ở người cao tuổi.

Tổng quan về bệnh đái tháo đường

Cơ chế bệnh đái tháo đường týp 2

Bệnh tiểu đường rất phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa biết về cơ chế gây nên tình trạng tăng đường huyết trong máu của bệnh tiểu đường.

Khi chúng ta ăn các thực phẩm gluxit, chúng sẽ được phân tách thành các glucose ở hệ tiêu hóa và hấp thu vào cơ thể mà trực tiếp là vào hệ tuần hoàn thông qua gan. Glucose là nguyên liệu chính để tạo ra năng lượng cho các tế bào hoạt động.

Tuy nhiên, muốn sử dụng được glucose thì các tế bào phải ‘lấy’ glucose trong máu, mà việc này phải thông qua insulin là hooc-môn được hiểu như là người lái đò đưa glucose vượt qua ‘con sông - bức tường’ màng tế bào để tiến nhập vào tế bào tham gia vào các phản ứng nội bào, tạo nên năng lượng cho tế bào hoạt động ở mức vi mô mà ở mức vĩ mô là năng lượng để con người thực hiện các hoạt động thường ngày. Vì một lý do nào đó mà lượng insulin được tạo ra không đủ để đưa các glucose vào tế bào hay do tế bào đáp ứng không tương xứng với insulin. Do vậy, mặc dù trong máu lượng glucose rất cao nhưng các tế bào thì ở trong tình trạng ‘đói’ glucose cho các hoạt động của mình.

Ở những người bệnh tiểu đường hay có những biến chứng như: biến chứng về mắt, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, hoại tử ngọn chi, biến chứng thần kinh ngoại vi, hôn mê do đái tháo đường, khả năng liền các vết thương kém, tăng nguy cơ nhiễm trùng do suy giảm sức miễn dịch… đây là những biến chứng do tăng đường máu lâu ngày không được kiểm soát, tình trạng thiểu dưỡng vi mô gây nên tình trạng tổn thương các tế bào ở mức vi thể như các vi mạch máu là căn nguyên của hàng loạt các biến chứng.

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị chính là sử dụng insulin tiêm tĩnh mạch và uống thuốc để làm tăng nhạy cảm của các tế bào với insulin hoặc tăng tiết insulin ở tuyến tụy. Ở đái tháo đường týp 1 thì việc sử dụng insulin tiêm tĩnh mạch là bắt buộc. Ở nhóm bệnh đái tháo đường týp 2 có thể kiểm soát đường máu thông qua thuốc uống, tuy nhiên nếu điều trị trong thời gian dài thì cuối cùng việc sử dụng insulin là tất yếu. Bên cạnh các biện pháp điều trị bằng thuốc thì việc kiểm soát chế độ ăn ít gluxit và tập luyện thân thể thường xuyên là biện pháp cực kỳ quan trọng trong việc kiểm soát đường máu.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!