TP.HCM: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Thời sự - 11/24/2024

Chiều 21/8, Sở Y tế TP.HCM đã có công văn khẩn đề nghị các bệnh viện trên địa bàn thành phố khẩn trương triển khai thực hiện đảm an toàn, giảm thiểu tới mức thấp nhất lây nhiễm dịch bệnh cho nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng với mục tiêu không để bệnh viện nào của thành phố trở thành nơi lây nhiễm dịch bệnh COVID-19.

TP.HCM: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Cụ thể, các đơn vị phải tổ chức rà soát, bảo đảm thực hiện nghiêm và có hiệu quả các quy định về phòng, kiểm soát lây nhiễm bệnh dịch COVID-19 và các dịch bệnh hô hấp khác do Bộ Y tế, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch quốc gia và Sở Y tế TP đã ban hành.

Thực hiện sàng lọc, khai thác kỹ các yếu tố dịch tễ, triệu chứng, không phân biệt bất kỳ ai khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, sàng lọc mỗi ngày, sàng lọc nhiều cấp: sàng lọc kỹ ngay tại cổng vào của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, sàng lọc lại tại mỗi phòng khám, mỗi khoa lâm sàng, cận lâm sàng. Chuyển ngay người bệnh vào khu cách ly hoặc phòng cách ly tạm nếu phát hiện dấu hiệu nghi ngờ hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.

TP.HCM: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh

Sở Y tế TP.HCM đề nghị các bênh viện tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Bảo đảm mọi người, mọi thành phần khi vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, đều phải mang khẩu trang và vệ sinh tay. Thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách xã hội trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, giữa các khoa, phòng và các nhóm nhân viên y tế, hạn chế đi lại các khoa, phòng khác để tránh nguy cơ lây nhiễm. Bố trí lối đi riêng cho người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với những người bệnh khác khi đến khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị.

Thường xuyên cập nhật nội dung tờ khai y tế đảm bảo phù hợp với hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố về nhóm đối tượng cần được giám sát đến từ các tỉnh, thành phố đang có ca mắc trong cộng đồng, bảng hướng dẫn cần đặt tại buồng khám sàng lọc của bệnh viện, nơi tiếp nhận và sàng lọc của các khoa phòng.

Bố trí mỗi khoa lâm sàng có ít nhất một buồng cách ly để sẵn sàng cách ly tạm khi người bệnh đang điều trị tại khoa hoặc thân nhân người bệnh nếu xuất hiện triệu chứng bất thường nghi nhiễm hoặc có triệu chứng viêm hô hấp cấp hoặc phát hiện có yếu tố dịch tễ, thực hiện xét nghiệm và cách ly theo dõi cho tới khi có kết quả xét nghiệm loại trừ COVID-19.

Tăng cường chỉ định xét nghiệm chẩn đoán sớm đối với những trường hợp bệnh nghi ngờ, người nhà hỗ trợ chăm sóc người bệnh, người cung ứng dịch vụ có tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2, người đi từ vùng dịch về hoặc những người có triệu chứng sốt, viêm đường hô hấp để phát hiện sớm, cách ly kịp thời. Thường xuyên theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm cho nhân viên y tế có các triệu chứng bệnh cúm, viêm đường hô hấp cấp tính, đặc biệt lưu ý người đã tiếp xúc với người bệnh có nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi nặng, khoa hồi sức, cấp cứu, thận nhân tạo, lão khoa, ung thư, tim mạch.

Tăng cường các biện pháp thông khí, vệ sinh bề mặt (đặc biệt là các bề mặt thường xuyên có tiếp xúc bàn tay), quản lý chất thải đúng quy định tại các khoa phòng đặc biệt khu khám sàng lọc, khu cách ly, khu vệ sinh, khoa hồi sức tích cực, khoa truyền nhiễm. Bảo đảm giãn cách giường bệnh theo quy định.

Bảo đảm cung cấp đầy đủ và sử dụng đúng trang thiết bị, phương tiện phòng hộ cá nhân đạt tiêu chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi thực hiện khám sàng lọc, các kỹ thuật cận lâm sàng, chăm sóc và điều trị trực tiếp người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-COV-2 đặc biệt là khi thực hiện các can thiệp trên người bệnh có tạo khí dung hoặc trong trường hợp cần cấp cứu người bệnh nhưng chưa khai thác được các yếu tố dịch tễ.

Bố trí đủ nhân lực chăm sóc toàn diện người bệnh tại các khoa trọng điểm như khoa hồi sức tích cực, khoa cấp cứu, khoa truyền nhiễm và người bệnh có chỉ định chăm sóc cấp I tại các khoa lâm sàng khác.

Dừng việc thăm hỏi người bệnh của người nhà người bệnh. Yêu cầu và hướng dẫn người bệnh, người hỗ trợ chăm sóc, người cung cấp dịch vụ phải đeo khẩu trang thường xuyên, vệ sinh tay, thực hiện giãn cách ngay khi vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và trong suốt thời gian lưu lại tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thành lập Tổ giám sát của đơn vị, đảm bảo kiểm tra giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy định về phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-COV-2 của nhân viên y tế, người bệnh, sinh viên và các đối tượng liên quan đặc biệt tại khu vực khám sàng lọc, khu cách ly, khu điều trị người cao tuổi, người bệnh nặng, người có nguy cơ cao. Xây dựng kịch bản chi tiết về các tình huống cụ thể, tổ chức diễn tập đến toàn thể nhân viên y tế để chủ động ứng phó. .

Theo kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới, biểu hiện lâm sàng của COVID-19 rất đa dạng, do đó khi thực hiện thăm, khám người bệnh tại các khoa lâm sàng cần lưu ý khai thác kỹ lại yếu tố dịch tễ, tiền sử bệnh của người bệnh.

Trường hợp yếu tố dịch tễ không rõ ràng, nếu phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ hoặc các triệu chứng không điển hình như: mệt mỏi, giảm tỉnh táo, đột ngột thay đổi khứu giác/vị giác hoặc các trường hợp bệnh đã xác định được nguyên nhân nhưng đột ngột xuất hiện các triệu chứng không giải thích được..., đặc biệt là nhóm đối tượng người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, cần chuyển ngay vào buồng cách ly của mỗi khoa phòng để lấy mẫu xét nghiệm tìm SARS-CoV-2, gửi mẫu về Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố để thực hiện xét nghiệm khẳng định.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!