“Trái tim tan vỡ” là hội chứng có thật, khiến bạn có thể gặp nguy hiểm vì chính cảm xúc của mình

Sống khỏe mạnh - 11/28/2024

Ít ai biết rằng, sau những cuộc tình tan vỡ, trái tim của chúng ta có thể bị biến dạng và nó biểu hiện thông qua cảm giác đau nhói ở vùng ngực.

Những tác động về mặt tình cảm thường bắt đầu khi chúng ta mất đi người thân, có chuyện trong tình yêu hay thậm chí là cảm xúc vỡ òa trước bất kỳ một sự việc nào đang xảy ra trước mắt. Khi đó, chúng ta sẽ có cảm giác như quả tim muốn vỡ tung ra thành từng mảnh.

“Trái tim tan vỡ” là hội chứng có thật, khiến bạn có thể gặp nguy hiểm vì chính cảm xúc của mình

Điều này là do bạn đang bị stress quá nặng khiến quả tim bị biến dạng nên không còn đủ khả năng bơm máu cho cơ thể, từ đó dẫn đến những cơn tai biến tim mạch nghiêm trọng. Và các chuyên gia gọi tình trạng này là hội chứng trái tim tan vỡ (hay còn được biết đến với cái tên bệnh cơ tim Takotsubo).

Hội chứng Takotsubo là gì?

Hội chứng Takotsubo đã được các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện vào đầu những năm 1990, tuy nhiên lại thường bị nhầm với một cơn nhồi máu do có những triệu chứng rất giống nhau. Trên thực tế, hội chứng Takotsubo lại có nguyên nhân hoàn toàn khác biệt so với những cơn nhồi máu cơ tim.

Trong khi nhồi máu là do động mạch vành bị thuyên tắc thì hội chứng Takotsubo là do tâm thất trái tim của bạn bị biến dạng nên tim không đảm bảo được chức năng bơm đủ lượng máu đi nuôi dưỡng cơ thể.

Nguyên nhân từ đâu dẫn đến hội chứng này?

Một cuộc nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Heart Journal cho biết, quả tim của chúng ta có thể 'phát nổ' vì những cảm xúc tiêu cực. Các nhà khoa học của cuộc nghiên cứu này đã khảo sát trên 1750 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim Takotsubo ở Mỹ và 8 nước châu Âu.

Trong đó, họ tìm ra được 485 bệnh nhân mắc bệnh là do một sự kiện nào đó từng gặp phải, gây xúc động thái quá từ quá khứ. Có tới 95% bệnh nhân trong cuộc nghiên cứu này là nữ giới.

“Trái tim tan vỡ” là hội chứng có thật, khiến bạn có thể gặp nguy hiểm vì chính cảm xúc của mình

Bên cạnh đó, họ xác định 96% các trường hợp mắc bệnh là do những sự kiện đau buồn trong cuộc sống về tình yêu hay căng thẳng từ công việc và 4% còn lại là do những cảm xúc tích cực khi cảm thấy phấn khích trong một số sự kiện. Một số nghiên cứu trong năm 2006 cho thấy, mỗi người chúng ta có khoảng 27% khả năng mắc các hội chứng tim mạch trong những bữa tiệc sinh nhật của mình.

Một vài biểu hiện thường gặp của hội chứng trái tim tan vỡ:

- Đau thắt ngực.

- Khó thở và có cảm giác cơ thể chuẩn bị phát nổ.

- Lồng ngực có cảm giác bị đè nén.

Dù là bất kỳ cơn đau ngực như thế nào, bạn vẫn nên chủ động đi khám ngay để phòng ngừa những vấn đề xấu khác xảy ra.

“Trái tim tan vỡ” là hội chứng có thật, khiến bạn có thể gặp nguy hiểm vì chính cảm xúc của mình

Kết luận:

Theo các nhà nghiên cứu đã quan sát từ thời điểm đầu tiên nó xuất hiện, bệnh này tương đối lành tính và đa số bệnh nhân sẽ tự hồi phục trong khoảng vài tuần, còn một số khác có thể trở về trạng thái bình thường sau 2 tháng.

Tuy nhiên, theo một thống kê mới tổng hợp trong năm 2018, tỷ lệ tử vong của bệnh này trong 30 ngày rơi vào khoảng 5%, thậm chí lên đến gần 10% sau 1 năm theo dõi. Tỷ lệ này cũng tương đương bằng với các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.

“Trái tim tan vỡ” là hội chứng có thật, khiến bạn có thể gặp nguy hiểm vì chính cảm xúc của mình

Năm 2018, Hiệp hội Tim mạch của Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản đã đưa ra lời kết luận về việc điều trị hội chứng này: 'Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp điều trị nào hiệu quả mà chủ yếu dựa trên sự hồi phục của chính bản thân bệnh nhân. Bệnh nhân phải suy nghĩ tích cực hơn để thoát khỏi ra những cảm xúc tiêu cực và tích cực do quá phấn khích, từ đó trái tim mới dần ổn định lại bình thường'.

Source (Nguồn tham khảo): Howstuffworks, Verywellhealth, Mayoclinic...

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!