Bước vào tuổi dậy thì, vùng kín của nữ giới có rất nhiều biến động khiến chủ nhân của nó đôi khi bối rối không biết phải hỏi ai, xử lý sao...
1. Mỗi lần xem cảnh nóng hoặc đọc truyện liên quan đến sex, ‘cô bé’ lại bị kích thích với biểu hiện hơi đau là dấu hiệu của bệnh gì?
Những phản ứng như vậy của cơ thể là hoàn toàn bình thường ở tuổi mới lớn, bạn không cần phải quá lo lắng. Bởi khi đó, các cơ vùng kín co bóp mạnh hơn do bị kích thích bởi cảm giác và nó tạo ra một chút đau nhẹ ở ‘cô bé’. Nó sẽ chấm dứt khi bạn ngừng quan sát hoặc đọc những thứ gợi liên tưởng đến tình dục.
2. Cô bé bỗng nhiên có dịch màu nâu, không mùi thì có bị làm sao không?
Ảnh minh họa
Trường hợp này chưa thể khẳng định là mắc bệnh gì, tuy nhiên với biểu hiện dịch màu nâu, các bạn nữ cần lưu ý. Nếu kèm theo ngứa rát, khó chịu thì có thể do viêm nhiễm. Để biết chính xác tình trạng bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa để được khám và làm các xét nghiệm cần thiết từ đó mới có biện pháp xử trí thích hợp nhất.
Điều nữ giới cần lưu ý nữa là ngoài việc ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý nhằm tăng cường sức khoẻ, tăng sức đề kháng của cơ thể, bạn cần vệ sinh sạch sẽ ‘cô bé’ hàng ngày. Đặc biệt không nên xịt rửa trực tiếp vào bên trong âm đạo, và càng không nên thụt rửa sâu bên trong, bởi điều này có thể gây ra viêm nhiễm âm đạo và các tổn thương khác.
3. Cô bé bị sưng tấy, ra nhiều khí hư lúc màu xám, lúc trắng đục và lúc thì giống như váng sữa, hôi và hơi tanh, dù chưa hề có hoạt động quan hệ tình dục là sao?
Do cấu tạo giải phẫu đặc trưng của ‘cô bé’, ngoài việc có nhiều ngóc ngách, vùng này còn giàu mạch máu và các tuyến nội tiết, do vậy nó thường khá ẩm ướt. Cộng thêm sự ghé thăm hàng tháng của chu kỳ kinh nguyệt chính là các yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển gây nên viêm nhiễm vùng kín.
Trường hợp vùng kín ngứa, sưng tấy, và nhiều khí hư màu trắng đục, tanh như trên có thể khẳng định là bị viêm nhiễm. Hiện tượng viêm nhiễm ‘cô bé’ là khá phổ biến ở các bạn gái, đặc biệt là các bạn ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, hoặc những vùng có nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra, các kỹ năng về vệ sinh vùng kín, vệ sinh ngày ‘đèn đỏ’ cũng liên quan đáng kể tới tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa. Nguyên nhân khiến khí hư màu trắng, mùi hôi và kèm theo ngứa ngáy khó chịu thường là do nhiễm nấm candida albican.
Tuy nhiên, để xác định chính xác viêm nhiễm là loại gì, do vi khuẩn nào gây ra, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa hoặc chuyên khoa da/hoa liễu để được khám và xét nghiệm cụ thể và có cách điều trị tốt nhất.
4. Bước vào tuổi dậy thì, mọi thứ trên cơ thể mình đều phát triển bình thường, trừ ‘vi ô lông’ vùng kín thì gần như nhẵn thín. Có cách nào để nó phát triển đầy đủ không?
Ảnh minh họa
Về nguyên nhân ảnh hưởng, yếu tố đầu tiên liên quan là hoóc-môn nữ giới estrogen, progesteron; sau đó là thể trạng, cơ địa hoặc do dậy thì muộn.
Nếu kinh nguyệt của bạn không đều, nhưng các bộ phận khác của bạn phát triển đầy đủ, lông nách mọc bình thường... bạn cần kiểm tra nội tiết tố để xem có phải đấy là yếu tố ảnh hưởng đến việc kích thích mọc lông mao ở ‘cô bé’ hay không.
Nếu kinh nguyệt đều, các bộ phận khác phát triển còn kém và bạn dậy thì muộn, rất có thể do bạn lớn chậm hơn so với đội ngũ cùng trang lứa. Điều này bạn không nên quá lo lắng, vì chỉ thời gian ngắn nữa mọi thứ với bạn sẽ ổn định hơn. Yếu tố cơ địa cũng là một nguyên nhân không nhỏ, vì trong gia đình bạn có thể trước đây mẹ, hay chị gái cùng thời con gái, việc mọc lông mao ở ‘cô bé’ cũng rất ít nhưng càng về sau thì mọi chuyện sẽ dần được khắc phục. Dù là nguyên nhân nào, bạn cũng không phải quá lo lắng, vì chỉ cần các cơ quan bộ phận khác của bạn phát triển bình thường, khả năng sinh sản của bạn vẫn tốt là được.
5. Làm thế nào để tiêu diệt được mùi khó chịu ở ‘vùng kín’?
Một số nguyên nhân chính khiến vùng kín có mùi khó chịu như trước khi đến kỳ nguyệt san, hoạt động của tuyến bã nhờn xung quanh bộ phận sinh dục tăng mạnh, nên vi khuẩn dễ dàng sinh trưởng và phát triển. Trong kỳ nguyệt san, dịch tiết âm đạo tăng, nhiệt độ cũng tăng. Nhiệt độ nóng lên sẽ khiến cho mùi khó chịu dễ phán tán ra ngoài. Hơn nữa, đây cũng là thời điểm tính axit trong cơ thể tăng mạnh, khiến khí hư có vị chua.
Cách triệt tiêu mùi khó chịu này là bạn hãy dùng dung dịch vệ sinh âm đạo hoặc miếng khăn bông mềm nhẹ nhàng lau rửa sạch vùng kín. Lưu ý là bạn không nên làm quá tần suất, nếu không khả năng tự làm sạch vùng kín sẽ bị yếu, gây bất lợi cho sức khỏe âm đạo.
Hàng ngày, bạn nên dùng miếng tăm bông nhúng dầu ô liu hoặc dầu em bé để rửa sạch bụi bẩn bám ở môi âm hộ. Niêm mạc vùng kín vốn rất nhạy cảm nên nếu sử dụng thuốc khử trùng tính mạnh có thể gây viêm, phản tác dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!