Đối với những trẻ bị ra mồ hôi đầu nhiều khi ngủ, mồ hôi sẽ thấm ngược trở lại quần áo và cơ thể bé khiến bé dễ mắc cảm lạnh, thậm chí là viêm phổi. Vậy biện pháp ngăn ngừa và điều trị chứng mồ hôi đầu này như thế nào? Mời các mẹ tham khảo cụ thể trong bài viết dưới đây.
Phân biệt mồ hôi sinh lý và bệnh lý ở trẻ em
Nhiều mồ hôi đầu do sinh lý
Nguyên nhân mồ hôi đầu sinh lý là do hệ thần kinh đại não của trẻ vẫn chưa hoàn thiện, mồi hôi đầu ra nhiều là do quá trình trao đổi chất ở trẻ diễn ra mạnh và nếu tăng thêm sự hưng phấn và kích thích thì mồ hôi sẽ được sản sinh để tỏa nhiệt cho cơ thể. Đây cũng chính là cơ chế giúp cơ thể luôn giữ nhiệt độ hằng định. Khi thân nhiệt tăng hoặc đắp chăn quá dày, mặc quần áo quá ấm thì cơ thể trẻ chỉ còn cách toát mồ hôi để giải tỏa thân nhiệt. Bên cạnh đó, việc cho trẻ uống sữa hay các loại đồ uống khác trước khi đi ngủ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ra nhiều mồ hôi đầu.
Mồ hôi sinh lý thường tập trung ở phần đầu và cổ, xuất hiện vào khoảng 30 phút sau khi bé ngủ và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa. Mồ hôi trộm sinh lý hầu hết không gây ảnh hưởng quá đáng ngại đến sức khỏe của bé nên phụ huynh có thể không cần quá lo lắng.
Nhiều mồ hôi bệnh lý
Khác với mồ hôi sinh lý, mồ hôi bệnh lý thường xuất hiện ở những bé bị bệnh còi xương, lao sơ nhiễm với biểu hiện là đầu có nhiều mồ hô. Trong khi bú hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng cường tiết, đồng thời có một số dấu hiệu khác của còi xương như thóp chậm đóng, đầu xương to hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm như ho kéo dài, ăn uống kém,...
Mồ hôi đầu ra quá nhiều với tần suất liên tục sẽ làm cơ thể trẻ mất đi một lượng nước khiến người mệt, yếu dần, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị cảm lạnh. Từ đó, cơ thể trẻ thường mắc các bệnh phổ biến về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi... Nếu hiện tượng kéo dài liên tục có thể khiến cơ thể trẻ rơi vào trạng thái suy kiệt.
Như vậy, khi trẻ ra nhiều mồi hôi dầu, cha mẹ cần phân biệt rõ ràng đâu là mồ hôi sinh lý và đâu là mồ hôi bệnh lý để có phương án đối phó kịp thời.
Phương pháp điều trị mồ hôi đầu ở trẻ em
Bổ sung vitamin D
“Tắm nắng” là phương pháp rẻ tiền và hiệu quả nhất giúp trẻ bổ sung vitamin D một cách tự nhiên. Bởi vậy, cha mẹ nên cho bé tắm nắng vào thời điểm trước 10h sáng từ khoảng 10 – 30 phút. Một lưu ý là cha mẹ nên để cho da tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt nhưng không nên cho mắt bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ
Cha mẹ nên thiết kế phòng ngủ cho bé rộng rãi, thoáng mát để trẻ thỏa thích vui đùa, đồng thời luôn tắm rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày và bổ sung lượng nước vừa đủ. Ngoài ra, phụ huynh nên để bé ngủ trong phòng yên tĩnh, tránh tiếng động, nhiệt độ phòng lý tưởng là 21 độ C giúp trẻ không bị giật mình, ra mồ hôi. Trong trường hợp trẻ quấy khóc thì nên để cho trẻ tìm lại giấc ngủ một cách tự nhiên.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Với những trẻ ra nhiều mồ hôi đầu, cha mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn nhiều loại rau quả có tính mát như rau má, cải ngọt, cải đắng, bí đao, bí đỏ, thanh long, cam, quýt,...và hạn chế các loại đồ ăn có tính nóng như thịt bò, tôm, cua,... Các thức ăn này quá nhiều năng lượng nên dễ sinh ra nhiệt trong quá trình chuyển hóa khiến cho cơ thể trẻ dễ ra mồ hôi, thậm chí là ngứa và nổi mụn ngoài da.
Cho trẻ đi khám bác sĩ kịp thời
Mẹ đã biết 8 điều giúp trẻ ăn dặm đúng chuẩn chưa?
Công thức ăn dặm cho trẻ ăn dặm không lên cân được
2
Ăn dặm kiểu Nhật và những điều có thể mẹ chưa biết
2
Thời điểm nào tốt nhất để mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm
2
4 loại bô cho trẻ em được yêu thích nhất hiện nay
2
Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường về mồ hôi của trẻ kèm theo một số biểu hiện như sốt thường xuyên, tinh thần sa sút, đầu tóc lưa thưa, chậm mọc răng, thóp đầu chậm đóng, chậm bò, chậm đi,... phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm và đưa trẻ đến khám trực tiếp với bác sĩ để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!