'Mọi người thường lo lắng sốt gây tổn thương trẻ, đặc biệt là các cơn sốt cao nhưng sốt chỉ đơn giản là một cách báo động như phát đi tín hiệu rằng 'cơ thể đang có vấn đề', Joanna Holland - bác sĩ nhi khoa tại Trung tâm Y tế IWK ở Halifax (Canada) cho biết.'Một cơn sốt là tín hiệu cơ thể phát ra rằng cơ thể đang chống chọi với bệnh nhiễm trùng, virus nào đó'.
1. Phát hiện cơn sốt
Cách chính xác nhất để kiểm tra xem con bạn có bị sốt hay không là sử dụng nhiệt kế tiêu chuẩn. Theo Natalie Orovec - trợ lý giáo sư lâm sàng của khoa nhi tại Đại học McMaster và bác sĩ nhi khoa ở Stoney Creek (Canada), nói rằng phát hiện ra cơn sốt sớm hay muộn còn phụ thuộc vào độ tuổi của bé và khả năng chống chịu với bệnh của mỗi bé.
Cách chính xác nhất để đo nhiệt độ là tiếp xúc trực tiếp với bé -đó là phương pháp mà Orovec khuyên dùng cho trẻ em dưới hai tuổi, nhưng với các bé lớn hơn cha mẹ có thể áp dụng cách đo bằng nhiệt kế tiêu chuẩn:
- Đo bằng nhiệt kế dưới nách:Từ hai đến năm tuổi, phương pháp đặt nhiệt kế dưới nách dễ dàng thực hiện cho các cha mẹ. Khi đo nhiệt độ nách, phần cuối của nhiệt kế phải hoàn toàn ở trong nách, với cánh tay gập xuống để thiết bị có thể đo nhiệt độ của động mạch chính ở nách.
Đo nhiệt kế dưới nách là cách dễ thực hiện tại nhà (Ảnh minh họa).
- Đo bằng nhiệt kế ở miệng:Trẻ em từ năm tuổi trở lên sẽ có thể dùng phương pháp đặt nhiệt kế ở miệng sao cho nhiệt kế đặt dưới lưỡi và ngậm kín miệng lại.
-Không nên dùng cách đo nhiệt kế tai:Bác sĩ Orovec không khuyến khích cách dùng nhiệt kế đo tai vì nó khó mà đặt kín vào tai trẻ, đôi khi còn mất thời gian để đo được nhiệt độ của bé.
Đo nhiệt kế miệng cũng có thể áp dụng với các bé trên 5 tuổi (Ảnh minh họa).
Nếu nhiệt độ lên đến trên 38 ° C có nghĩa là trẻ đang bị sốt, nhưng sẽ có sai số nhỏ về nhiệt độ đo được giữa mỗi phương pháp.
Khi đo trực tiếp, nhiệt độ bình thường cơ thể sẽ rơi vào khoảng 36,6 - 38 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ bình thường ở nách sẽ nằm trong khoảng 36,5 - 37,5 độ C và nhiệt độ bình thường ở miệng là 35,5 - 37,5 độ C.
Bác sĩ Holland khẳng định, nếu nhiệt kế báo động bé sốt cao, thì cha mẹ cũng hãy bình tĩnh, con số trên nhiệt kế không đồng nghĩa rằng bệnh đang nghiêm trọng: 'Bạn có thể bị sốt rất cao chỉ với một cơn cảm lạnh thông thường'.
Cô cho biết thêm: 'Tôi từng liên tục trấn an cha mẹ rằng bản thân cơn sốt vốn không gây hại cho cơ thể. Họ hỏi: 'Nếu bé bị sốt tới 40 độ C thì cơn sốt có làm tổn thương các bé không? Và câu trả lời là không. Cơn sốt thực sự là một phản ứng để báo hiệu cơ thể đang kháng lại virus và chống lại nhiễm trùng'.
2. Khi nào cần hạ sốt
Không nên chỉ dựa vào con số trên nhiệt kế để đưa ra cách xử lý với cơn sốt của bé.'Vấn đề cần quan tâm không phải là con số, mà là biểu hiện của bé, là xem xem bé nhà bạn đang ở trạng thái thế nào?', bác sĩ Orovec cho hay.
Liệu con bạn có đang chạy xung quanh và chơi? Hay bé đang nằm dài trên ghế sofa và không ăn bất kỳ thứ gì hết?
Nếu bé vẫn có biểu hiện khá ổn, có thể hạ sốt bằng những cách đơn giản không cần dùng thuốc, Sean Simspon - chủ tịch Hiệp hội Dược sĩ Ontario và dược sĩ tại Nhà thuốc Simspon ở Niagara (Canada) chia sẻ: 'Hãy đảm bảo bé không bị quá nóng bởi quần áo hay chăn, dùng một miếng vải ướt để cấp nước cho bé.
Một hiện tượng phổ biến khi sốt là trẻ em có thể bị mất nước. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần đắp khăn lạnh là có thể hạ sốt, bên cạnh đó các giải pháp bù nước như Pedialyte sẽ hữu ích nếu bé bị mất nước do nôn mửa và tiêu chảy'.
Nên áp dụng các phương pháp hạ sốt như chườm khăn lạnh để bé dễ chịu hơn (Ảnh minh họa).
'Nên nhớ rằng dùng khăn lạnh đắp trán hay chườm nách giúp giảm nhiệt độ nhưng không nên tắm. Tắm hay ngâm nước lạnh có thể làm nhiệt độ cơ thể giảm quá nhanh và gây ra phản ứng ngược, khiến cơn sốt tăng đột biến', bác sĩ Orovec nói.
3. Dùng thuốc có liều lượng
Khi con bạn có những triệu chứng xấu hơn, có thể dùng ibuprofen hoặc acetaminophen. Cả hai loại thuốc này đều hạ sốt và giảm đau, nhưng được cơ thể hấp thụ theo cơ chế khác nhau.
Bác sĩ Orovec nói rằng, trong khi acetaminophen có thể có tác dụng nhanh hơn một chút, ibuprofen mất thời gian lâu hơn để chuyển hóa.
Bác sĩ Simpson gợi ý rằng nên tùy theo sở thích và hương vị của bé, nếu loại thuốc nào dễ chịu nhất với bé thì đó sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Tuyệt đối tránh axit acetylsalicyclic (asprin) vì nó có thể gây ra hội chứng Reye - một căn bệnh có thể gây tổn thương não và gan.
Cơn sốt là một dấu hiệu thông thường của cơ thể khi kháng thể đang chống lại những virus 'xâm lược' (Ảnh minh họa).
'Nếu con bạn đang bị nôn mửa hoặc tiêu chảy, hoặc gặp khó khăn khi ăn và uống thì nên tránh ibuprofen. Trong một số trường hợp, ibuprofen có thể gây ra vấn đề với thận nếu trẻ bị mất nước', ông Simspon giải thích.
Khi cần đo liều lượng thích hợp, hãy sử dụng lượng được khuyến nghị trên bao bì thuốc và chắc chắn sử dụng cốc đo kèm theo hoặc ống tiêm đong thuốc có bán ở các nhà thuốc.
Bác sĩ Simpson cho biết: 'Bởi kích cỡ mỗi loại muỗng, thìa không giống nhau, chúng tôi không khuyến khích đo lường bằng muỗng hay thìa'. Liều lượng được khuyến nghị dựa trên phạm vi cân nặng của bé, vì vậy hãy nắm bắt chính xác cân nặng của con bạn.
4. Sau khi uống thuốc
Một số cha mẹ sẽ vội vàng dùng liều ibuprofen hoặc acetaminophen để mong hạ sốt nhanh hơn. Nhưng cốt yếu khi điều trị là để bé hồi phục một cách thoải mái nhất, chứ không phải làm mọi cách để hạ sốt nhanh nhất có thể. Nếu con bạn không phản ứng với toa thuốc đầu tiên sau vài giờ, bạn có thể thử loại thuốc hạ sốt khác miễn là tuân thủ đúng thời gian, liều lượng dùng thuốc cho mỗi loại thuốc.
Bác sĩ Simpson khuyên các cha mẹ nên ghi lại thời gian và liều lượng dùng thuốc để tránh quá liều hoặc tránh nhầm lẫn giữa những người thân, bảo mẫu cùng chăm sóc bé.
Hãy dõi theo biểu hiện của bé để điều trị cơn sốt cho hợp lý, các bé cần thời gian để bình phục (Ảnh minh họa).
'Nguy hiểm lớn nhất là người lớn hay thích nhanh chóng' bác sĩ Simpson nói. 'Tất cả chúng ta đều muốn con cái mình được thoải mái càng sớm càng tốt, nhưng việc lạm dụng thuốc không mang lại lợi ích lâu dài'.
Trong vài giờ đầu tiên cho con bạn uống thuốc, cơn sốt sẽ bắt đầu hạ xuống nhưng đừng hy vọng bé sẽ trở lại nhiệt độ bình thường ngay lập tức. Thay vào đó, hãy nhìn vào hành vi, biểu hiện thể chất của bé để biết lúc nào nên dừng thuốc.
Hãy nhớ rằng điều trị dựa vào mục tiêu để bé phục hồi thoải mái, không phải giảm nhiệt độ sốt thật nhanh. Cơ thể mỗi bé cần thời gian khác nhau để hồi phục.
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ
'Nếu cơn sốt tiếp tục kéo dài hơn 72 giờ, thì tốt nhất cần đi gặp bác sĩ ngay, đặc biệt là nếu bé không có triệu chứng khi nhiễm virus thông thường, như sổ mũi hoặc ho',bác sĩ Holland nói. Các bác sĩ luôn khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh tới ba tháng tuổi khi bị sốt nên được chăm sóc y tế ngay lập tức vì có nguy cơ bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
Với mọi bé, nếu trường hợp con quá quấy khóc, cáu kỉnh, buồn ngủ hoặc không có biểu hiện, phản ứng, thở khò khè, ho hoặc bị phát ban, thì bạn cũng nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
Nguồn: Parents
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!